8 bước viết một bài review sản phẩm chuẩn “xịn”
Thông thường, để cảm thấy tự tin khi mua hàng, khách hàng thường có xu hướng tìm những bài review sản phẩm trên các trang web trực tuyến. Cho dù là sản phẩm gì – một trong những cách dễ nhất để chúng được đánh giá cao là viết bài review về sản phẩm. Như vậy, một bài đánh giá sản phẩm sẽ cần những bước nào? Beelancer hôm nay xin giới thiệu đến bạn đọc 8 bước đơn giản để có một bài review sản phẩm “xịn”
Review sản phẩm là gì?
Nếu bạn là người đã từng tiếp xúc với marketing, bạn chắc chắn đã quen thuộc với các bài review sản phẩm.
Một bài review sản phẩm là bài viết đánh giá về những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm. Một số contenter viết đánh giá sản phẩm và những người tiếp thị sẽ tập trung vào việc thử nghiệm và đánh giá. Sau đó, họ bắt đầu gửi những bài review này đến các trang web, blog và nền tảng.
Một bài đánh giá sản phẩm khách quan đến từ một người tiêu dùng. Người này sẽ làm sáng tỏ những đặc điểm của sản phẩm và thể hiện quan điểm trung lập, không thiên vị. Mặt khác, khi các bài review về sản phẩm được tạo ra bởi những contenter được thuê viết review, những bài này thường sẽ thiếu uy tín và khá phiến diện.
Vai trò của review sản phẩm
Việc đánh giá sản phẩm không chỉ làm cho sản phẩm của bạn có vẻ hấp dẫn mà chúng còn có thể nâng cao hình ảnh sản phẩm của bạn và biến sản phẩm trở thành sản phẩm được ưa chuộng. Trên thực tế, các bài đánh giá sản phẩm trực tuyến là thứ cần thiết để tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho bất kỳ công ty nào ngày nay.
Tại sao lại như vậy?
Trước hết, khách hàng phụ thuộc nhiều vào các bài đánh giá thường là các bài báo, bình luận,… được viết bởi người thực sự đã dùng sản phẩm. Vì vậy, đánh giá được coi như bằng chứng mang tính xã hội và giúp xây dựng lòng tin của khách hàng về sản phẩm.
Thứ hai, một mặt hàng càng nhận được nhiều đánh giá về sản phẩm thì mặt hàng đó càng có vẻ minh bạch và điều này làm tăng uy tín của mặt hàng đó. Người mua có xu hướng tin tưởng những người khác – đặc biệt khi tác giả của bài đánh giá không liên quan đến thương hiệu sản phẩm và không ẩn danh.
Do đó, nếu bằng chứng về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được chứng thực bởi nhiều nguồn và không phải là những người được thương hiệu thuê viết review sản phẩm thì suy nghĩ tích cực sẽ cộng hưởng trên web. Điều này làm tăng xác suất người mua sẽ chọn mua sản phẩm đó.
Tại sao mọi người thích đọc những bài đánh giá sản phẩm?
Tại sao mọi người đọc đánh giá sản phẩm đầu tiên trước khi mua bất cứ thứ gì? Họ cần những gì ở một bài review sản phẩm? Dưới đây là các lí do có thể kể đến về những mong đợi của khách hàng khi họ tìm kiếm bài đánh giá về sản phẩm:
- Chia sẻ những ấn tượng đầu tiên và tiện ích của sản phẩm khi sử dụng
- Chia sẻ kinh nghiệm của người mua khi dùng sản phẩm.
- Liệt kê những ưu và nhược điểm thực sự của sản phẩm.
- Cho người đọc biết nếu sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng nào
- Xem sản phẩm có chất lượng hay không và liệu nó có đáng mua hay không.
- Nó có thân thiện với người dùng không?
- Thảo luận về một số nguy cơ tiềm ẩn khi dùng.
- Cung cấp các lựa chọn có thể thay thế sản phẩm.
Đánh giá trực tuyến nên đề cập đến cả ưu và nhược điểm của một sản phẩm, dịch vụ hoặc thậm chí cả thương hiệu để người mua hàng hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm trên thị trường.
Một bài review sản phẩm “xịn”, hay là bài viết cần chỉ ra rõ ràng sản phẩm dành cho ai. Một lý do khác khiến mọi người đọc nhận xét sản phẩm thậm chí còn đơn giản hơn: người dùng muốn đảm bảo sản phẩm là loại tốt nhất và “đáng đồng tiền bát gạo”.
Hơn nữa, mọi người tò mò về các giải pháp thay thế. Mặc dù vậy, thành thật mà nói, họ chỉ muốn đảm bảo rằng sản phẩm họ muốn mua là sản phẩm top đầu trong danh mục. Ngoài ra, trải nghiệm của những người dùng khác không phải là vô nghĩa. Người đọc muốn tìm hiểu càng nhiều ý kiến càng tốt trước khi mua hàng thực sự.
Lợi ích của việc đánh giá về sản phẩm là gì?
Theo khảo sát, số người tin tưởng vào các bài đánh giá sản phẩm là một con số khổng lồ – 88% người tiêu dùng tin tưởng các bài đánh giá trực tuyến. Như vậy, những đánh giá tích cực về sản phẩm có thể mang lại sự gia tăng đáng kể trong doanh số bán hàng.
Đây là những gì bạn nhận được khi viết bài đánh giá:
Tiền – bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách viết các bài review về các sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội hoặc forum.
Uy tín – bạn xây dựng được uy tín với tư cách là người phát ngôn quyền lực và mọi người sẽ tin tưởng ý kiến của bạn nếu bạn đánh giá đúng.
Tự do – với tư cách là người đánh giá, chỉ bạn mới quyết định xem bạn muốn đánh giá, giới thiệu sản phẩm nào và viết về sản phẩm nào.
Lưu lượng truy cập- nội dung của bạn giúp bạn có được lưu lượng truy cập không phải trả tiền và bạn có thể xếp hạng trang web của mình cho các từ khóa được chọn một cách chiến lược.
Ngoài ra còn có nhiều đặc quyền khác (và cả nhược điểm) của việc trở thành người đánh giá sản phẩm.Với tất cả những lý do đó, chúng ta sẽ đi đến 8 bước đơn giản để tạo ra một bài đánh giá sản phẩm cực xịn.
8 bước để tạo ra một bài đánh giá sản phẩm hoàn hảo
Cầm trên tay sản phẩm bạn sắp review
Là một người tiếp thị hoặc review sản phẩm, bạn phải có những trải nghiệm chân thực với các sản phẩm mà bạn sẽ đánh giá. Bạn có thể mua sản phẩm hoặc gửi yêu cầu đến đơn vị sản xuất về việc được cung cấp sản phẩm. Rất có thể đại diện tiếp thị của công ty sẽ cung cấp sản phẩm ít nhất trong thời gian bạn cần đánh giá sản phẩm đó để nâng cao thương hiệu của họ.
Liên kết với nhà sản xuất
Việc review sản phẩm đang được thương mại hóa để trở thành một nghề trong lĩnh vực marketing. Người review sẽ đóng vai trò như một đối tác liên kết với đơn vị sản xuất.
Điều này sẽ đi kèm với các đặc quyền ưu đãi, chẳng hạn như một khoản hoa hồng cố định và đôi khi thậm chí định kỳ được trả cho mỗi lần hàng hóa được bán thông qua sự giới thiệu của bạn.
Trở thành một đơn vị liên kết là một công việc khá thú vị và có ý nghĩa vì dù sao bạn cũng đang quảng cáo những sản phẩm này, vậy tại sao bạn không tạo ra một số thu nhập thụ động từ việc giới thiệu sản phẩm tới người khác?
Tuy nhiên, trở thành đơn vị liên kết là một câu chuyện hoàn toàn khác, vì mỗi đơn vị sản xuất sẽ có những yêu cầu riêng về việc lựa chọn người đánh giá cho sản phẩm của mình, để khách hàng có cái nhìn tích cực hơn về mặt hàng họ đang bán.
Tìm hiểu về sản phẩm của bạn
Khi bạn trở thành đơn vị hợp tác liên kết với nhà sản xuất hoặc có quyền sử dụng sản phẩm, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu kĩ về sản phẩm của mình. Bạn muốn trở thành một chuyên gia trong việc review thì hãy kích thích sự tò mò của mình và tìm hiểu mọi thứ về thương hiệu cũng như là sản phẩm. Bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu,… trước khi bạn bắt đầu đánh giá.
Hãy trung thực. Đừng thổi phồng sản phẩm
Sự minh bạch và thành thật là chìa khóa của mọi thành công.
Hãy luôn ghi nhớ mọi người sẽ không chỉ đọc ý kiến của một mình bạn mà còn của những người xung quanh và họ sẽ sớm phát hiện ra nếu bạn đang nói dối.
Tốt hơn hết là bạn nên nhìn sản phẩm qua con mắt của người mua. Bạn sẽ không được gì nếu lừa khán giả của bạn nghĩ rằng sản phẩm của bạn không có sai sót. Thay vào đó, hãy cân bằng nhược điểm và ưu điểm của sản phẩm.
Sự trung thực giúp bạn có được sự tín nhiệm và người tiêu dùng sẽ trở nên trung thành và tin tưởng truy cập vào blog hoặc trang web của bạn bất cứ lúc nào họ muốn mua hàng.
So sánh với các sản phẩm tương tự
So sánh sản phẩm là rất quan trọng đối với tất cả các bài đánh giá. Việc bạn so sánh sản phẩm này với những sản phẩm tương tự sẽ cung cấp cho độc giả của bạn một bức tranh rõ ràng hơn về thị trường sản phẩm. Độc giả của bạn sẽ biết các sự lựa chọn là gì và sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nhận được đề xuất về việc mua sản phẩm.
Nói về các lựa chọn thay thế sẽ mang lại cho bạn sự tín nhiệm – đặc biệt nếu bạn có thể nói điều gì đó ngoài những thông tin có sẵn của sản phẩm.
Tạo ra một cuộc thảo luận dưới bài review
Bất cứ khi nào bạn xuất bản bất kỳ nội dung nào (không chỉ là đánh giá mà còn cả hướng dẫn, dạy học,…), hãy kêu gọi mọi người phản hồi và thảo luận. Hãy để mọi người nói lên suy nghĩ của họ và tạo không gian dành riêng cho thảo luận và cố gắng xây dựng cộng đồng của riêng bạn.
Điều này sẽ mời độc giả của bạn để lại đánh giá – và đánh giá do người dùng tạo ra có sức mạnh rất lớn. Vì vậy, hãy trao quyền cho người dùng để chính họ được trở thành người chọn đề tài cho bạn.
Bạn càng tích lũy được nhiều tương tác với mọi người bên dưới đánh giá của chính mình thì càng tốt. Và theo SEO thì một chuỗi thảo luận làm cho một trang web dài hơn, giúp nó lập chỉ mục và xếp hạng tốt hơn.
Kết thúc đánh giá sản phẩm bằng cảm nhận chủ quan
Phần kết thúc của bài đánh giá là khi bạn có thể thoải mái bày tỏ ý kiến cá nhân của bạn. Đây là lúc bạn có thể hơi chủ quan và thoải mái nói lên suy nghĩ của mình.
Tóm tắt lại tất cả các điểm chính mà bạn đã đề cập trong bài đánh giá, tiết lộ giá cả và cho người đọc biết nếu có bản dùng thử miễn phí (hãy nhớ rằng từ “miễn phí” là từ khóa kích thích người dùng – nếu có, hãy sử dụng nó trong suốt bài viết của bạn và nhấn mạnh các tùy chọn miễn phí để thu hút mọi người). Tổng hợp mọi thứ và đưa ra nhận định cuối cùng của bạn về sản phẩm.
Kêu gọi đánh giá 5 sao cho bài review sản phẩm của bạn
Bật hệ thống xếp hạng 5 sao với CSS và HTML trên trang review của bạn và cũng thêm các đoạn mã chi tiết sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Việc xuất hiện những đánh giá trực quan như vậy trong kết quả tìm kiếm chắc chắn sẽ làm cho các bài đánh giá của bạn nổi bật và thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Ngoài ra, hãy nhớ bao gồm các liên kết liên kết trong bài đánh giá của bạn ở đây và ở đó. Lưu ý tần suất xuất hiện của chúng, để chúng không làm người đọc choáng ngợp hoặc làm loãng bài review của bạn.
Nếu bạn chưa biết cách tạo trang web/ blog cho review sản phẩm, hãy tham khảo:Hướng dẫn 8 bước tạo website bán hàng bằng wordpress đơn giản
Kết luận
Đánh giá trực tuyến là một cách tuyệt vời để kiếm tiền từ blog và hỗ trợ cải thiện doanh thu. BrightLocal đã thực hiện một cuộc khảo sát đánh giá của người tiêu dùng, một cuộc thăm dò hàng năm về cách người tiêu dùng đọc và áp dụng các bài đánh giá trực tuyến vào mua sắm.
Những phát hiện của họ là gì?
- 84% mọi người tin tưởng các bài đánh giá trực tuyến giống như một đề xuất cá nhân.
- 7 trong số 10 người tiêu dùng sẽ viết đánh giá cho một doanh nghiệp nếu họ được yêu cầu.
- 90% người tiêu dùng đọc ít hơn 10 bài đánh giá trước khi hình thành quan điểm của họ về một doanh nghiệp.
- 54% mọi người sẽ truy cập trang web sau khi đọc các đánh giá tích cực.
- 73% người tiêu dùng cho rằng các bài đánh giá cũ hơn 3 tháng không còn phù hợp nữa.
- 74% người tiêu dùng nói rằng các đánh giá tích cực khiến họ tin tưởng doanh nghiệp hơn.
- 58% người tiêu dùng nói rằng xếp hạng sao của một doanh nghiệp là quan trọng nhất.
Thật thú vị, theo Econsultancy, ngay cả những đánh giá xấu cũng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên 67%. Hy vọng những sự thật này đủ thuyết phục bạn để bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc review sản phẩm.
Nếu bạn là một contenter chuyên viết review sản phẩm hoặc đang có ý định bước vào nghề review sản phẩm, hãy đến với Beelancer để tìm kiếm những khách hàng phù hợp thông qua:
Nguyên Ngọc