Quy trình xử lý hành vi đánh bài ghi điểm, uống nước bởi công an ra sao?
1. Khi nào bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự tội đánh bạc?
Tội đánh bạc là hành vi vi phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và có quy định trong Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017 như sau:
Đối với cá nhân có hành vi đánh bạc mà không có sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền, dù hành vi này diễn ra trong bất kỳ hình thức nào và được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Trường hợp giá trị tiền hay hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng cá nhân này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hành vi đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc và án tích vẫn còn, thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, cá nhân có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Với quy định về tội đánh bạc được ghi nhận trong Bộ luật hình sự mới nhất, người vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt tù lên tới 7 năm.
Như vậy, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hình thức được thua bằng tiền hoặc các hiện vật khác không được cơ quan nhà nước cho phép hoặc thực hiện không đúng với giấy phép được cấp. Trong trường hợp nếu các cá nhân không dùng những tài sản của mình để đánh bạc mà chỉ đánh bài dựa trên tính chất giải trí thì sẽ không cấu thành tội đánh bạc nên không bị truy tố về tội này;
Còn trong trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện cá nhân thực hiện hành vi đánh bạc mà tổng giá trị tài sản từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của bộ luật này hoặc đã từng bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 chưa được xóa án tích vẫn còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
2. Đánh bài ghi điểm, uống nước bị công an bắt xử lý thế nào?
Cá nhân khi tham gia đánh bài nhưng hành vi này diễn ra chỉ mang tính chất giải trí và không đảm bảo các yếu tố đã phân tích nêu mục 1 thì có thể bị nhắc nhở về hành vi này. Tuy nhiên, để chứng minh được việc các bên tham gia đánh bài có yếu tố hình sự hay không thì phải thông qua hoạt động xác định hành vi đánh bạc, cụ thể xác định tiền hiện vật dụng để đánh bạc. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định thì tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc được xác định như sau:
– Khi tham gia vào đánh bạc thì cá nhân sử dụng tiền hoặc hiện vật để thực hiện hành vi này; khi bị cơ quan chức nang phát hiện thì thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc số tiền, hiện vật tại chiếu bạc;
– Trong quá trình kiểm tra nếu nhận thấy có dấu hiệu tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì cũng thu giữ lại phục vụ điều tra, xác minh vụ việc;
– Ngoài ra, số tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Đồng thời, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì chứng cứ là những gì có thật dùng làm căn cứ để xác định một hành vi có phạm tội hay không. Khi phát hiện cá nhân có hành vi đánh bạc thì phía cơ quan công an sẽ tiến hành thu thập chứng cứ có tại hiện trường để phục vụ cho việc điều tra.
Đối với trường hợp đánh bài ghi điểm, uống nước phạt do chơi thua nếu bị Công an phát hiện ra nhưng không thu giữ được tại chiếu bạc bất kỳ một khoản tiền nào, không có căn cứ cho thấy các cá nhân này dùng tài sản để được thua tiền, hiện vật thì chỉ bị nhắc nhở, cảnh cáo.
Còn trong trường hợp thu giữ được trong 1 người có mang tiền, tài sản và có căn cứ xác định số tiền và tài sản đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì đó sẽ là căn cứ để tính số tiền bỏ ra đánh bạc và là cơ sở cho việc xác định hành vi đánh bạc nói trên là hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm pháp luật hình sự.
3. Phát hiện cá nhân thực hiện hành vi đánh bạc thì đi tố giác được không? Đi tố giác tội phạm này có được thưởng?
3.1. Phát hiện cá nhân thực hiện hành vi đánh bạc thì đi tố cáo được không?
Tố giác, tin báo tội phạm không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân đối với trật tự an toàn xã hội. Đối với việc phát hiện, tố giác hành vi vi phạm của công dân đã được quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung hay không 2020 như sau: Cá nhân, tổ chức nêu cao trách nhiệm phát hiện và tố cáo đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính;
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
– Tố giác tội phạm là hoạt động của cá nhân khi phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm và tiến hành trình báo, tố cáo hành vi này đến cơ quan có thẩm quyền;
– Tin bảo về tội phạm là những thông tin cơ bản cá nhân, tổ chức cơ quan thu thập được liên quan đến các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sau đó trình báo lên cơ quan có thẩm quyền hoặc đưa thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể tiếp cận và cơ quan có thẩm quyền cũng có thể dễ dàng nắm bắt;
– Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiến nghị bằng văn bản gửi đến cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét và xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Việc làm đơn kiến nghị bằng văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền phải được gửi kèm theo các chứng cứ tài liệu liên quan để chứng minh kiến nghị của mình là có cơ sở;
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tiến hành tố giác tin báo về tội phạm bằng lời nói trực tiếp hoặc bằng văn bản;
– Với các cá nhân lợi dụng việc tố giác báo tin về tội phạm mà cố ý đưa thông tin sai sự thật thì tùy tính chất mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, khi phát hiện ra cá nhân có hành vi đánh bạc tại nhà hoặc tại một địa điểm nhất định thì bất kỳ ai cũng có quyền báo tin về tội phạm này gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Người dân có thể lựa chọn báo tin lên công an xã, phường, thị trấn để được nhanh chóng giải quyết và hỗ trợ.
3.2. Đi tố cáo tội phạm này có được thưởng:
Về chế độ khen thưởng khi có hành động tố giác báo tin về tội phạm được quy định như sau: Theo ghi nhận tại điều 62 luật tố cáo 2018 đã ghi nhận cá nhân tố cáo những nội dung hoặc vụ việc một cách trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để phát hiện ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quy định này lại không nêu rõ hoặc hướng dẫn cụ thể quá trình khen thưởng được thực hiện ra sao. Do vậy, căn cứ vào trên tình hình thực tế và những vụ việc mà người dân tham gia tin báo hoặc tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét khen thưởng ở mức độ và hình thức phù hợp nhất.
4. Quy định thẩm quyền giải quyết việc tố giác tội phạm đánh bạc:
Cá nhân, cơ quan tổ chức nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật thì tiến hành gửi đơn tố giác lên cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan nếu có thẩm quyền giải quyết phải nhanh chóng kịp thời thực hiện biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi trái pháp luật. Tại điều 145 Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết việc tố giác tội phạm như sau:
– Người dân phát hiện và thông tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố từ cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tội đánh bạc;
+ Người dân có thể lựa chọn cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ( Có thể trình báo lên công an các cấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp,..)
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Sau khi tiếp nhận thông tin những vụ việc đánh bạc thì cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các thông tin tố giác tội phạm có thể được thực hiện trong bất cứ hoạt động nào từ việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.