Phân tích khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá – Tận hưởng hạnh phúc trên biển
Đề bài: Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
Dàn ý và đoạn văn mẫu phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay
I. Dàn ý đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
1. Mở đoạn:– Giới thiệu tác giả và tác phẩm một cách tổng quan.- Tóm tắt nội dung khổ thơ cuối.2. Thân đoạn:a) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:– “Câu hát căng buồm với gió khơi”: Tiếng hát vui tươi và yêu đời để chào đón con thuyền trở về sau thời gian ra khơi.- “Đoàn thuyền”: Gợi lên sự đông đúc và sôi nổi.- Biện pháp tu từ nhân hóa “Chạy đua cùng mặt trời”: Nhấn mạnh sự di chuyển nhanh chóng của con thuyền.b) Cảnh bình minh trên biển: – “Mặt trời đội biển nhô màu mới”: Mặt trời không chỉ mang ánh sáng cho sự sống mà còn mang đến sức sống tươi mới cho một ngày mới ở ven biển.- “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: Kết quả của lao động của những người ra khơi.3. Kết bài:– Tôn vinh giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ cuối.
II. Đoạn văn Phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác khi nhà thơ Huy Cận đang trải qua một chuyến đi thực tế kéo dài ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ đã tạo nên những điểm nhấn về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động. Đặc biệt, trong khổ cuối, tác giả đã mô tả một cách chân thực cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Sau những ngày dài ra khơi gian khổ, những người dân chài cũng trở về cùng “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Đây là câu hát thể hiện sự vui mừng, lạc quan và phấn khởi khi họ đặt chân trở lại nhà sau một đêm làm việc vất vả. Nhờ biện pháp tu từ nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”, tác giả đã tài tình truyền đạt hình ảnh đoàn thuyền vẻ vang cùng với thiên nhiên và vũ trụ. Con thuyền lướt nhanh trên biển để về đến bờ đúng lúc bình minh. Tại thời điểm này, “mặt trời” đã “đội biển nhô màu mới”. Hình ảnh này mang đến cho chúng ta bức tranh một ngày mới rực rỡ, tràn đầy sức sống. Đây là cảnh quen thuộc tại vùng ven biển. Con người đón chào ngày mới với nhiều thành tựu lao động. Và “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” thể hiện niềm tự hào của những người dân với cuộc sống tốt đẹp đã nở ra trước mắt. Họ tin rằng, với những chuyến ra khơi như vậy, cuộc sống của họ sẽ ngày càng trở nên phong phú hơn. Nhờ sự kết hợp giữa biện pháp tu từ và những hình ảnh thơ đặc sắc, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật lại cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm vui sướng của những người lao động.
–
Để tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản, các em có thể tham khảo thêm các nội dung khác như: Phân tích cảnh ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá, Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay nhất….
Top đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
2. Đoạn văn phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn- Mẫu số 2:
Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ hiện đại Việt Nam. Tiêu biểu cho sáng tác của ông phải kể đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Ở khổ thơ cuối của bài, tác giả đã làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm ra khơi. Con thuyền quay về bến đỗ vào khung cảnh buổi sáng bình minh tươi đẹp trên biển. “Câu hát căng buồm với gió khơi” gợi âm thanh vui tươi, yêu đời, xen lẫn cả niềm hạnh phúc của người ngư dân. Ở câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” đã gợi lên hình ảnh đoàn thuyền đang di chuyển rất nhanh, sánh ngang với thiên nhiên. Những người ngư dân như muốn chạy đua cùng thời gian để có góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước. Qua đây, Huy Cận giúp độc giả cảm nhận được khí thế lao động hăng say, chăm chỉ của người dân hàng chài. Chính tinh thần đó đã giúp họ về đến bến khi bình minh vừa ló rạng. Hình ảnh nhân hóa: “Mặt trời đội biển” như mở ra một ngày mới tràn đầy sức sống và hi vọng. Hai chữ “màu mới” như chứa đựng ánh sáng của cuộc sống tốt đẹp hơn đang đón chờ phía trước. Đặc biệt, ở câu thơ cuối: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” cho độc giả cảm nhận rõ bút pháp lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. Câu thơ vừa gợi được cái hùng vĩ của thiên nhiên, vừa thể hiện được thành quả lao động của người dân. Tóm lại, khổ thơ cuối khép lại bài thơ gợi ra cho người đọc bao cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của người lao động vùng ven biển. Họ luôn cố gắng để đóng góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-phan-tich-kho-cuoi-doan-thuyen-danh-ca-hay-ngan-gon-75849n.aspx Qua khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về với biết bao niềm vui của người ngư dân.