Phân tích & đặc điểm bài Đoàn thuyền đánh cá
Phân tích & đặc điểm bài Đoàn thuyền đánh cá
Soạn văn lớp 9 bài Đoàn thuyền đánh cá: phân tích ngắn gọn
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
a. Bố cục bài thơ gồm 3 phần
– Phần 1. Từ đầu đến “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
– Phần 2. Tiếp theo đến “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
– Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
b, Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ:
– Không gian: biển cả mênh mông rộng lớn với bầu trời, mặt biển…
– Thời gian: từ khi hoàng hôn cho đến lúc màn đêm buông xuống và sau đó là lúc bình minh của ngày mới.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
– Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian rộng lớn của vũ trụ, giữa biển khơi bao la, tráng lệ.
– Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ bằng nhiều biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh và nhân hóa: cho thấy sự phong phú, giàu có và đẹp đẽ của biển cả.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
– Chọn khổ 1
– Khổ 1: Hình ảnh so sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa”: màu sắc đỏ rực và hình dạng tròn đầy của mặt trời – gợi thời gian của hoàng hôn.
→ Bút phát xây dựng của tác giả có điểm nổi bật: sáng tạo hình ảnh thơ với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
– Đây là khúc ca lao động mà nhà thơ viết thay cho những người ngư dân.
– Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ: vui tươi, khỏe khoắn và hào hùng lạc quan.
– Thể thơ bảy chữ, cách gieo vần và nhịp thơ linh hoạt đã góp phần tạo cho bài thơ âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi.
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
– Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống.
– Thiên nhiên tráng lệ, giàu có là nguồn tài nguyên vô tận luôn phục vụ con người, tham gia tích cực vào cuộc sống.
– Con người hăng hái say mê lao động làm chủ cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới.
Phần luyện tập
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Khổ thơ cuối:
1. Mở bài
– Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
– “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.
– Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đoàn thuyền ra khơi lúc chiều tà.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời:
– Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
* Phân tích đoạn thơ:
– Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.
– Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.
3. Kết bài
– Đánh giá lại nội dung, nghệ thuật của khổ thơ.
Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
Học thuộc lòng bài thơ.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đoàn thuyền đánh cá
I. Tác giả
a. Cuộc đời
– Huy Cận (1919-2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận
– Quê quán: Làng Ân Phú- huyện Dụ Quang – tỉnh Hà Tĩnh
b. Sự nghiệp văn học
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới với thơ “Lửa thiêng”.
+ Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
– Phong cách sáng tác:
+ Trước cách mạng, hồn thơ ông là một hồn thơ ảo não
+ Sau cách mạng, hồn thơ ông có sự biến chuyển tươi vui hơn
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
– Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
2. Thể thơ: 7 chữ
3. Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (2 khổ đầu):Cảnh đoàn đánh cá ra khơi
– Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển
– Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về
4. Giá trị nội dung
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ, đất nước.
5. Giá trị nghệ thuật
Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.
Bài giảng Ngữ văn 9 Đoàn thuyền đánh cá
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Bếp lửa
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Tập làm thơ tám chữ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ánh trăng