Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá [28+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay]
Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá ❤️ 28+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay ✅ Văn Mẫu Liên Hệ Tác Phẩm Đoàn Thuyền Đánh Cá Đặc Sắc Nhất.
Cách Liên Hệ Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Của Huy Cận
Tham khảo ví dụ dưới đây để biết cách liên hệ mở rộng “Đoàn thuyền đánh cá” với các tác phẩm khác tương tự:
Ví dụ: Phân tích “Đoàn thuyền đánh cá”, liên hệ với bài “Tràng giang” để làm rõ phong cách thơ Huy Cận trước và sau cách mạng.
- Bước 1: Giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và nhà thơ Huy Cận
- Bước 2: Phân tích “Đoàn thuyền đánh cá”
- Bước 3: Liên hệ phong cách thơ của Huy Cận trong bài “Tràng giang”
- Trước 1945: cảm hứng chủ đạo của Huy Cận là cảm hứng thoát ly, chán ghét hiện thực, mong muốn được tách ra khỏi cuộc đời để đi tìm về một thế giới của thiên sầu vạn cổ, nỗi buồn choán lấy toàn bộ tâm trí của nhà thơ. Nhà thơ mang cảm hứng không gian rõ rệt, không gian rộng lớn như càng tăng thêm nỗi buồn của thi nhân:Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng”.
- Sau 1945: hồn thơ của nhà thơ không đi kiếm tìm sự thoát ly lên tiên giới hay trong vũ trụ bao la, ông tìm lại được hồn thơ hồ khởi của bản thân mình, cảm giác phấn chấn hăng say đến từ chính cuộc sống thường ngày của con người, thứ trước đây ông từng chán ghét:
Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằngRa đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng…
- Bước 4: Kết luận
- “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ đã không thể nào giữ yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những sáng tác hay nhất của ông.
Trọn bộ mẫu 🌸 Dàn Ý Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 đầy đủ!
Đoàn Thuyền Đánh Cá Liên Hệ Với Bài Nào
Nếu bạn chưa biết liên hệ mở rộng “Đoàn thuyền đánh cá” với bài nào thì tham khảo các gợi ý sau đây!
- Bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh
Hình ảnh con thuyền từ nhỏ bé nay đã trở lên lớn lao, sức mạnh ngang tầm vũ trụ, kì vĩ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng”
Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên. Học sinh có thể liên hệ với hai câu thơ có cùng nội dung trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh như sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
- Bài thơ “Cành lan phong bể” – Chế Lan Viên
Hình ảnh “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” trong bài thơ của Huy Cận có thể liên hệ với hình ảnh “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” của nhà thơ Chế Lan Viên.
Trong đó, Huy Cận sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Nhà thơ đi từ việc liệt kê tên các loại cá “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song” khiến cho bức tranh biển cả sinh động, rực rỡ sắc màu.
Cá song có thân dày và dài trên vảy có chấm tròn màu đen và hồng giống hình ảnh của bó đuốc lấp lánh. Tác giả tưởng tượng hình ảnh đàn cá song như đám rước hội tưng bừng, lộng lẫy trên mặt biển để rồi sau đó hình ảnh đẹp đẽ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe là hình ảnh thi vị và đẹp đẽ nhất.
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.
=> Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời.
- Bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng”.
=> Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 thường mang nét sầu nao, buồn thương trong khi sau đó lại thể hiện sự tươi vui và lạc quan. Tuy nhiên, điểm chung của các tác phẩm của ông luôn là sự tương tác với hiện thực cuộc sống và thời đại, từ đó tạo nên những bức tranh thơ ca sống động và chân thật.
- Bài “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về hình ảnh con người lao động trong cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu chuyện xoay quanh anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu.
=> Liên hệ vẻ đẹp của người lao động.
Bài văn 🌸 Phân Tích Khổ 1 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 hay nhất!
Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Hay
Tổng hợp trọn bộ các bài văn mẫu liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận hay nhất!
Liên Hệ Bản Thân Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Đặc Sắc
Gửi tặng bài văn mẫu liên hệ bản thân bài “Đoàn thuyền đánh cá” đặc sắc đến quý vị độc giả:
Ca ngợi tinh thần lao động không còn là một chủ đề xa lạ với chúng ta, nhưng trong lĩnh vực thơ ca liệu rằng có bao nhiêu tác phẩm làm rung động được tâm hồn độc giả? Có lẽ những ai yêu thơ ca về tinh thần lao động sẽ không thể nào quên được bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – một trong những tác phẩm nổi tiếng của Huy Cận.
Ngay mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang, khoẻ khoắn trong cảnh đoàn thuyền ra khơi. Đó là cảnh ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ, đầy sức sống:
Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửaĐoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi.
Công việc đánh cá nhọc nhằn vất vả, hiểm nguy nhưng đoàn thuyền lại ra khơi trong tiếng hát. Tiếng hát khoẻ khoắn vang vọng khắp cả một vùng sông nước bao la, rộng lớn và cả trong lòng người thể hiện một niềm vui tươi, phấn khởi, đầy lạc quan tin tưởng của người đánh cá lúc ra khơi.
Hát rằng cá bạc biển Đông lặngCá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sángĐến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Những câu thơ thể hiện trực tiếp khúc ca say mê của người đánh cá. Họ mong muốn trời yên biển lặng để đánh cá được nhiều, để cuộc sống được đủ đầy no ấm. Biện pháp so sánh “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” cho ta cảm nhận biển Đông bao la rộng lớn, trù phú, chất chứa trong mình biết bao nhiêu là cá.
Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài. Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời, biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao động.
Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước:
Tập làm chủ, tập làm người xây dựngDám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!
Đoàn thuyền đánh cá mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động làm chủ cuộc đời. Qua bài thơ ta như được sống trong những đêm trăng đẹp Hạ Long. ta tự hào đất nước ta đã có 3000km đường biển. Biển ta giàu có, dồi dào hải sản, bao la tiềm năng. Nhờ đó đã cải thiện và mang lại thu nhập cho nhân dân nhờ nghề đánh bắt.
Cách đánh cá trên biển cũng được miêu tả rất lãng mạn. Lao động thực sự là niềm vui của cuộc đời. Người lao động là người đáng quý nhất trong cuộc sống. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân của người có sức sống lớn lao. Cuộc đời họ gắn liền với sóng gió mùa nắng biển khơi. Chính họ đã đem lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa. Họ với người nông dân 1 nắng 2 sương đã cho ta bài học về đức tính cần cù và tinh thần lạc quan trong lao động.
Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.
Trước kháng chiến nhà thơ Huy Cận thường mang 1 nỗi buồn u uất. Nhưng từ khi trở thành nhà thơ cách mạng Huy Cận đã say sưa ca ngợi con người mới, cuộc sống mới nên thơ ông trở nên ấm áp, đằm thắm và dào dạt niềm vui. Bài thơ đoàn thuyền đánh cá đã ra đời trong mạch cảm xúc ấy nên có thể xem đó là 1 món quà đặc biệt cho vùng mỏ Quảng Ninh là cẩm phả cho vào túi thơ của Huy Cận.
Liên Hệ Mở Rộng Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Ngắn Gọn
Mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” ngắn gọn dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn!
Huy Cận (1919 – 2005), là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Sau Cách mạng, ông tiếp tục có nhiều cống hiến quan trọng trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Thơ Huy Cận giai đoạn này dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ ràng nhất phong cách thơ ấy.
Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài.
Về kết cấu, thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ ( từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ( từ lúc ra khơi đến khi trở về). Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời,biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao động.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả… Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,Cá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”
Có thể nói, cảnh lao động đánh cá trên biển như bức tranh sơn mài rực rỡ. Người kéo lưới là trung tâm của cảnh được khắc họa rất độc đáo với thân hình gân guốc, chắc khỏe cùng thành quả thu về “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Màu hồng của bình minh làm ấm sáng bức tranh lao động. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận hành của vũ trụ.
Kết thúc một đêm hăng say trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh rực rỡ, tráng lệ:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ ( từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.
Phép tu từ nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”cho thấy tư thế chủ động chinh phục biển trời, vũ trụ của người ngư dân. Đúng như lời bình của chính tác giả: “Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
Nếu khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển báo hiệu hoàng hôn thì ở khổ cuối lại là mặt trời đội biển – là ngày mới bắt đầu – ngày mới với thành quả lao động bội thu và niềm tin yêu phấn chấn.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.
Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước:
“Tập làm chủ, tập làm người xây dựngDám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!…Yêu biết mấy, những con người đi tớiHai cánh tay như hai cánh bay lênNgực dám đón những phong ba dữ dộiChân đạp bùn không sợ các loài sên!”
(“Mùa thu mới” – Tố Hữu).
Đọc thêm 🌸 Phân Tích Khổ 2 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 thú vị!
Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá Và Quê Hương Chi Tiết
Bạn có thể tham khảo bài văn liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” với “Quê hương” chi tiết bên dưới để biết cách làm dạng bài này!
Biển từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng và là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Ở đó có nghề đánh cá với những con người làng chài chất phác, mộc mạc. Hai tác phẩm “Quê hương” và “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa sắc nét cảnh vật thiên nhiên và con người trên biển khi ra khơi.
Họ ra đi với tâm thế hào hứng và niềm lạc quan phới phới. Họ cùng ra đi vào một ngày nắng đẹp với khung cảnh hoành tráng, hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng. Tuy nhiên, ở mỗi đoạn trích, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi trên nền không gian khác nhau và mỗi cảnh lại mang một vẻ đẹp, ấn tượng riêng.
Ở khổ một của “Quê hương”, tác giả Tế Hanh có viết:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Mới sáng sớm, khi mặt trời còn ẩn sau những bóng mây, dân trai tráng trong làng bơi thuyền ra khơi đánh cá. Đón những người dân chài là tín hiệu tốt lành của đất trời, sớm mai hồng với cơn gió nhẹ thoảng qua, bầu trời trong xanh. Bức tranh thiên nhiên được Tế Hanh tô điểm với gam màu tươi sáng cùng những tính từ gợi tả “trong”, “nhẹ”, “hồng”.
Nền thiên nhiên hiện trong trẻo, thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho một ngày mới bội thu. Thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng vô tận, giúp con người phấn chấn, sảng khoái, có tâm thế tốt nhất chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Trên khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ ấy, dẫn đường con người đến với đại dương xanh không thể thiếu hình ảnh cánh thuyền buồm kiêu hãnh vươn mình trong gió:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn. Những chiếc thuyền rẽ sóng chạy băng băng, lời thơ của tác giả cũng theo đó bay vào không gian khoáng đạt, rộng lớn. Con thuyền trong tâm thức của tác giả, của những người con làng chài mang một vẻ đẹp hồ hởi, trẻ trung, dũng mãnh. Từ lâu, hình ảnh ấy đã trở nên thân thuộc, gắn liền với khung cảnh của làng chài.
Những hành động mạnh mẽ, khí thế hào hứng của chuyến đi được lột tả qua cách sử dụng những động từ “hăng”, “phăng” một cách điêu luyện và độc đáo. Hình ảnh các chàng trai trở nên đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc sắc nhất là hình ảnh những cánh buồm căng rộng đón gió:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Đến đây, tác giả đưa ra một hình ảnh so sánh độc đáo, lạ thường: “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Linh hồn làng biển dường như được cụ thể hóa như cánh buồm trắng. Gợi cảm giác đi xa, những ước mơ bay bổng, những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no của tuổi trẻ nhiều hoài bão.
Và từ lâu cánh buồm đã trở thành người bạn thân thiết không chỉ che chở, nuôi sống họ mà còn nâng đỡ cho những ước mơ được bay lên. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài.
Nếu ở tác phẩm “Quê hương” của Tế Hanh, đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khung cảnh bình minh cho một khởi đầu mới thì bức tranh lao động của người dân chài lại được tác giả Huy Cận khắc họa khác lạ trong “Đoàn thuyền đánh cá”.
Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằngRa đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng…
Người lao động dường như đang thưởng ngoạn bức tranh vô giá của biển cả về đêm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Âm điệu câu thơ tha thiết kết hợp với từ cảm thán ơi và dấu chấm cảm thể hiện khát vọng đến cháy bỏng của ngư dân mong muốn đánh bắt thật nhiều cá để làm giàu cho Tổ quốc. Đó cũng chính là nét đẹp của người lao động trên biển. Cảm hứng lãng mạn đã giúp nhà thơ phát hiện ra những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Hai câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng đẹp như một bức tranh lồng lộng mây trời, mênh mông biển cả.
Hình ảnh đoàn thuyền được làm đẹp thêm bởi sự tưởng tượng phong phú giàu chất lãng mạn: gió là người lái thuyền, còn ánh trăng trên cao tựa là cánh buồm. Thuyền và người đã hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lướt đi phơi phới trong cái thơ mộng của trời biển, gió, trăng. Chù nhân của con thuyền chính là những người lao động đang lồng lộng giữa biển trời với tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ vũ trụ.
Tư thế ra khơi nhẹ nhàng thoải mái đầy khí thế ấy chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ đang làm chủ cuộc sống, làm chủ đất trời. Chữ lướt đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùng góp sức với con người trên chặng đường lao động.
Đến ngư trường để dò bụng biển: hỏi dưới lòng biển sâu thẳm kia nơi nào có nhiều cá nhất ? Đây thật sự là một cuộc chiến đấu giữa con người và thiên nhiên để dành lấy từ bàn tay thiên nhiên những của cải, tài nguyên để làm giàu đất nước phục vụ cuộc sống con người bằng tất cả sức lực với trí tuệ của con người. Ngư dân muốn thu được những mẻ cá lớn thì phải có nhiều lưới, nhiều con thuyền, phải biết cách dàn đan thế trận cách bủa lưới vây giăng. Huy Cận quả có sự am hiểu sâu sắc với nghề nghiệp và cảm thông với người lao động mới vẻ được bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn ấy.
Thành công của đoạn thơ là bút pháp lãng mạn và tả thực hình ảnh người dân chài lao động trên biển. Không chỉ có con người mà thiên nhiên cùng đồng hành với họ trong quá trình lao động đánh bắt cá về đêm. Sự hăng say và tinh thần phấn khởi của ngư dân đã giúp cuộc sống họ ổn định và góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đoạn thơ là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc, đang làm giàu cho đất nước. Những người lao động đã thật sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong đoạn thơ đã cuốn hút người đọc thật sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi đến tương lai tươi sáng.
Mỗi cảnh ra khơi dù ở những thời điểm khác nhau trong ngày nhưng đều mang một vẻ đẹp hoành tráng, thơ mộng trên khung cảnh thiên nhiên được khắc họa ấn tượng với những sắc thái riêng. Mà nổi bật trên đó là hình ảnh những người lao động nhiệt tình với tư thế hào hứng, lao động miệt mài không kể ngày đêm để xây dựng quê hương đất nước. Họ làm việc với lòng say mê và những ước mơ được vun đắp.
Xem ngay mẫu 🌸 Phân Tích 3 Khổ Đầu Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 ấn tượng!
Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá Và Mùa Xuân Nho Nhỏ Ý Nghĩa
Chia sẻ cho các bạn bài văn liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” với “Mùa xuân nho nhỏ” ý nghĩa nhất, tham khảo ngay bạn nhé!
Huy Cận là bút danh, họ tên là Cù Huy Cận. Thơ của ông dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận viết năm 1958. Bài thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá một đêm trăng tròn Hạ long, qua đó ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, người dân chài làm chủ cuộc đời, hăng say lao động, xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.
Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng
Hai tiếng “thuyền ta” vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột, làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động, ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình.
Trong không khí hào hứng, phấn khởi, say mê, người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn, khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở nên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao.
Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như “lướt” giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ “lướt” diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.
Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về tính chất quyết liệt của nó:
“Ra đầu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”
Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ, thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để “dò bụng biển”.
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành “bụng biển”. Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.
Bằng một loạt động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải cũng là một bài thơ đặc sắc ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước. Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi.
Cả 2 tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện vẻ đẹp của con người : đó là những con người với khí thế lao động hăng say, với tầm vóc lớn lao kì vĩ trong công cuộc lao động dựng xây đất nước; đó là những con người với mơ ước được hoá thân, được cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho đời. Qua đó, tác giả cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.
Tham khảo mẫu 🌸 Phân Tích Khổ 4 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 xuất sắc!
Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá Với Tràng Giang Nâng Cao
Mời bạn đọc xem ngay bài văn liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và “Tràng giang” để làm rõ sự thay đổi phong cách trong thơ của Huy Cận ở ngay bên dưới:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 khi Huy Cận đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Tác phẩm vẫn cho thấy những nét đặc trưng trong phong cách thơ Huy Cận, nhưng có sự thay đổi rõ rệt từ hồn thơ ảo não, u sầu trước cách mạng cho tới niềm say mê, phấn khởi sau cách mạng. Liên hệ mở rộng bài Đoàn thuyền đánh cá với một số tác phẩm trước cách mạng như Tràng Giang, Ngậm ngùi chúng ta sẽ thấy rõ sự biến chuyển tích cực này.
Trong chuyến đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh, có dịp được trực tiếp sống, lao động cùng các ngư dân trên biển đảo, Huy Cận cảm nhận được nhịp sống khẩn trương, hối hả của con người nơi đây. Trước sự thay đổi kỳ diệu của non sông, đất nước, nhất là hoà chung trong không khí phấn khởi, tưng bừng của dân tộc, Huy Cận đã sáng tác bài thơ này.
Đoàn thuyền đánh cá khai thác hình ảnh đoàn tàu đánh cá ra khơi trong đêm tối và trở về khi khoang cá đầy, trời vừa kịp bình minh. Trong không khí lao động khẩn trương của đêm tối, con người như làm chủ cả vũ trụ, biển cả.
Hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”, “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” cho thấy tư thế dũng mãnh của người lao động trong công cuộc khai phá và xây dựng cuộc sống mới, đồng thời cũng thể hiện tình yêu say sưa của tác giả với con người lao động và đất nước.
Để thể hiện điều đó nhà thơ sử dụng những ngôn từ chọn lọc và đầy chất tạo hình, biện pháp ẩn dụ, nhân hóa “sóng đã cài then đêm sập cửa”, “mặt trời xuống biển như hòn lửa”… thơ vừa có chất cổ điển lại có chất hiện đại, thể hiện sự tài hoa trong phong cách sáng tác của Huy Cận.
Trước cách mạng tháng 8 hồn thơ Huy Cận vô cùng ảo não, thê lương. Ông được xem là một nhà thơ của thiên sầu vạn cổ, ông nhìn thiên nhiên bằng tâm trạng đầy sầu não của một kẻ bất mãn với thế cuộc. Thiên nhiên và vũ trụ vẫn là đề tài xuất hiện nhiều trong thơ ông, chỉ có điều trước cách mạng thiên nhiên và vũ trụ rợn ngợp còn con người thì hoàn toàn cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ trước cái vũ trụ rộng lớn, mênh mông ấy:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng”.
(Tràng Giang)
Có thể nói trước cách mạng tháng 8 phong cách thơ định hình của Huy Cận luôn luôn buồn chán, sầu khổ, cái chán chường ăn sâu vào từng con chữ, ám ảnh từng giai điệu. Nỗi buồn ấy cũng là điểm chung của rất nhiều những nhà thơ cùng thời với ông.
Đến với Đoàn thuyền đánh cá, cuộc sống mới đã mang đến cho hồn thơ của Huy Cận sức sống mới. Qua rồi cái thời kỳ đen tối của lịch sử, cảm hứng thời đại đã thổi bùng sức sống cho thơ ông. Vì vậy hồn thơ đã có sự chuyển biến từ u sầu ảo não cho đến rạo rực , say sưa, phấn khởi. Thiên nhiên và vũ trụ, con người vẫn là đề tài quen thuộc trong thơ ca nhưng bây giờ con người không cô đơn lẻ loi, bé nhỏ trước vũ trụ rộng lớn nữa mà con người làm chủ thiên nhiên và vũ trụ.
Qua hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, chạy đua với mặt trời, câu hát căng buồm với gió khơi ta thấy người lao động hoàn toàn làm chủ thiên nhiên và vũ trụ. Vũ trụ rộng lớn nhưng không lạc lõng với con người mà như làm bạn với con người, hoà vào niềm vui say lao động của con người trước thời đại mới.
Sự chuyển biến của thời đại đã tạo nên sự chuyển biến của phong cách, nhà thơ tìm được vẻ đẹp thay thế cho nỗi cô đơn trước đó. Thiên nhiên giàu có nuôi dưỡng tâm hồn con người, mang đến cuộc sống ấm no cho con người. Bút pháp lãng mạn đã vẽ lên mặt biển đêm, những chú cá tươi ngon, tiếng hát lao động say sưa… tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống lao động và sự giàu có của thiên nhiên.
Từ buồn bã, u sầu, ảo não cho đến tươi vui, từ đau khổ cho đến ngày mai tươi sáng, từ Tràng Giang, Ngậm ngùi cho đến Đoàn thuyền đánh cá tuy khác nhau trong cảm hứng khai thác nhưng vẫn là tình yêu, nặng lòng với non sông, Tổ quốc. Khát khao cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho Tổ quốc của nhà thơ Huy Cận.
Gửi tặng bạn mẫu 🌸 Phân Tích Khổ 5 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 điểm cao!
Liên Hệ Đoàn Thuyền Đánh Cá Và Lặng Lẽ Sa Pa Sáng Tạo
Mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài “Đoàn thuyền đánh cá” với “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tạo nhất ở bên dưới, mời bạn xem ngay:
Trong những năm tháng của thời kì đổi mới, khi mà con người đang cùng nhau gắng sức trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa, đã có biết bao bài văn, bài thơ ra đời nhằm cổ vũ tinh thần con người.
Trong đó hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã tạo cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của con người lao động thời kì mới. Hai tác phẩm đều là những con người lao động tuy làm những công việc khác nhau nhưng đều toát lên sự hăng say, phấn khởi khi được làm chủ cuộc đời.
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết nhân chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi, hăng say của những người dân chài trên vùng biển quê hương.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi. Các tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long đều là kết quả của những chuyến thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động và nhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kì này.
Hình tượng người lao động mới là chi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể. Trong Lặng lẽ Sa Pa là hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanh niên.
Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp:
Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửaĐoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi.
Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình là ra khơi đánh cá.
Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc dựng xây đất nước.
Trong Lặng lẽ Sa Pa, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc.
Công việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ ốp dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì anh vẫn phải trở dậy làm việc. Xách đèn ra vườn, gió tuyết vù lặng im ờ bên ngoài như chi chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nỏ như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng.
Giữa biển trời mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chài, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hăng hái, lạc quan như thế thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặngCá thu biển Đông như đoàn thoiĐêm ngày dệt biển muôn luồng sángĐến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét sáng tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đẩu. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hy vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai tươi sáng:
Câu hát căng buồm với gió khơi,Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.Mặt trời đội biển nhô màu mới,Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng, đồng thời cũng thế hiện khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước sau giải phóng.
Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? mà anh đã vượt lên nỗi thèm người để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sapa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua lời anh kê như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và hình ảnh ngư dân lao động trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời. Đó là những người ưu tú của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Hai tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lao động thật lạc quan, yêu đời và sống có trách nhiệm. Chính họ đã đóng góp một phần công sức lớn lao của mình vào việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Càng khâm phục họ, thanh niên chúng ta phải ra sức học tập để sau này trở thành người sống có ích để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.
Dành cho bạn mẫu 🌸 Liên Hệ Ánh Trăng 🌸 thú vị!