Tình trạng không đăng ký kinh doanh trò chơi bắn cá liệu có bị xử phạt hành chính?
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 39/2007/NĐ-CP
– Nghị định 124/2015/NĐ-CP.
– Nghị định 185/2013/NĐ-CP
2. Hướng giải quyết
khi bạn kinh doanh trò chơi điện tử, bạn phải tiến hành đăng kí kinh doanh vì bạn không thuộc trường hợp không phải đăng kí kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
“Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;”
Do vậy bạn chưa tiến hành đăng kí kinh doanh với hoạt động này mà đã tiến hành kinh doanh là không hợp pháp và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định khoản 2 Điều 6 Nghị định 185/2013 sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.
Trong trường hợp bạn mua hàng không có hóa đơn được xác định là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:
” 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.”
Như vậy, tổng mức hình phạt là 5.000.000đ, áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tiêu hủy máy bắn cá là đúng quy định của pháp luật.