Gà lông 3 có thể tham gia đá không và cách chăm sóc
Gà thay lông chuyền là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của chiến kê. Không chỉ đơn thuần là thay lông mới, nó còn đánh dấu sự trưởng thành của gà đá.
Trong giai đoạn thay lông của gà đá, có nhiều vấn đề mà các kê sư quan tâm như: khả năng đá của gà thay lông, nguyên nhân gây ốm khi thay lông, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khác biệt. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này và cung cấp thông tin về quá trình thay lông của gà đá.
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ GIAI ĐOẠN GÀ THAY LÔNG CHUYỀN
THỨ NHẤT – VỀ KHÁI NIỆM
Thay lông được xem là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của chiến kê. Đây còn được xem là cơ hội để kê sư “tút tát” lại nhan sắc cho gà đá của mình – nhiều con lông cũ rất xấu, khô, xơ, xoăn tít trông rất kém tính thẩm mỹ.
THỨ HAI – VỀ NGUYÊN NHÂN
Gà thay lông được chia làm ba giai đoạn, gồm:
– Giai đoạn 1: thay lông từ gà con thành gà tơ.
– Giai đoạn 2: thay lông từ gà tơ thành gà trưởng thành.
– Giai đoạn 3: thay lông định kỳ khi trưởng thành.
Vậy nên nguyên nhân chính dẫn đến sự thay lông ở gà thì là do bản chất vốn đã vậy. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố khác tác động đến quá trình thay lông, khiến chu kỳ thay lông nhanh hoặc chậm hơn, như: điều kiện chăm sóc, nhiệt độ chuồng trại, gà bị bệnh,….
Lưu ý: Trong bài này chúng tôi chỉ tập trung vào giai đoạn 2 và 3 khi gà thay lông.
THỨ BA – VỀ THỜI GIAN GÀ THAY LÔNG CHUYỀN
Nếu bỏ qua các yếu tố tác động bên ngoài, làm ảnh hưởng đến quá trình thay lông của chiến kê, thì gà thường thay lông cố định trong năm, cụ thể là từ cuối hè sang thu, có lúc cả mùa đông.
Thời gian thay lông có thể kéo dài 3 – 5 tháng. Ví dụ tháng 5 – 6 gà có dấu hiệu thay lông thì đến tháng 9 – 10 việc thay lông mới hoàn tất.
GÀ THAY LÔNG CHUYỀN MANG ĐI CÁP ĐỘ ĐƯỢC KHÔNG
Một trong những câu hỏi mà nhiều kê sư quan tâm nhất khi gà thay lông chuyền đó là: “Có mang đi đá được không?”. Chúng tôi sẽ trả lời luôn là KHÔNG.
Khi gà đang có dấu hiệu thay lông, đang thay lông và vừa thay lông xong, không nên mang đi cáp độ, vì tỷ lệ thắng là vô cùng thấp.
Hầu hết những chú gà đá khi bước vào giai đoạn thay lông đều xuống sức khá rõ. Ngay cả những con ngày thường trông rất hung dữ, máu chiến,… cũng trở nên “yểu xìu”. Dù là gà đá cựa hay gà đá chọi, bộ lông đóng vai trò rất quan trọng, bảo vệ chúng trước khí hậu, thời tiết bên ngoài và khi lên đấu trường.
Đặc biệt trong giai đoạn thay lông, mọi chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể đều hỗ trợ cho quá trình mọc lông mới. Không chỉ không mang gà đi cáp độ mà cả những hoạt động thường ngày như luyện tập: vần đòn, chạy lồng,… đều phải dừng hết; để gà dưỡng sức.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC KHI GÀ THAY LÔNG CHUYỀN
Trong giai đoạn gà thay lông chuyền, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu muốn gà chiến không bị mất sức khi thay lông, lông mượt,… cần lưu ý các vấn đề sau:
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
– Thức ăn chính: Thóc/ lúa sẽ chiếm 6 phần trong chế độ dinh dưỡng khi gà thay lông. Nên ưu tiên ngâm qua đêm để hỗ trợ tiêu hóa tốt. Trong thóc/ lúa cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, E và B1,…. Liều lượng: Chia làm 2 bữa trong ngày, sáng và tối.
– Thức ăn phụ: Để tránh tình trạng “ngán thức ăn”, kê sư nên bổ sung thêm thức ăn phụ vào bữa ăn hàng ngày của chiến kê, trong đó:
Rau củ: giá đỗ, cà chua, đậu phộng,… sẽ kích thích gà ra lông và lông mượt hơn. Vì trong giai đoạn này gà hạn chế tập luyện, nếu ăn quá nhiều thức ăn chính sẽ gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát. Bổ sung thêm rau xanh sẽ giúp chúng no nhanh và lâu hơn.
Mồi: cho gà ăn thịt bò, lươn trạch nhỏ, cá chép,… khoảng 1 – 2 miếng vào bữa trưa để hỗ trợ sức lực, giúp gà khỏe hơn trong giai đoạn thay lông.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC
Nếu như ví chế độ dinh dưỡng là điều kiện Cần thì chăm sóc là điều kiện Đủ để quá trình gà thay lông chuyền hoàn thiện từ A – Z. Khi gà thay lông, cần lưu ý:
– Tắm cho gà: Khi gà vừa rụng lông cũ, kê sư nên tắm rửa cho gà thường xuyên, nó vừa làm sạch cơ thể của chúng, hạn chế nấm mốc – vi khuẩn ký sinh mà còn kích thích mọc lông. Tuy nhiên khi gà bắt đầu mọc lông thì hạn chế việc tắm rửa xuống, vì sẽ làm gãy và rụng lông non.
– Thường xuyên mang gà đi phơi nắng: Mang gà đi phơi nắng để tăng cường hấp thu vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe. Nhất là sau khi tắm xong, phải mang gà phơi khô để tránh cảm lạnh, nấm mốc.
– Đảm bảo chuồng nuôi rộng rãi: Chuồng nuôi phải rộng rãi để hạn chế tình trạng rụng lông hoặc làm xoăn lông, do gà di chuyển, va chạm vào.
Đặc biệt kê sư nhớ việc cản mái cho gà trong giai đoạn thay lông. Việc giao phối sẽ làm tiêu tốn năng lượng rất nhiều, ảnh hưởng đến gà.
MẸO KÍCH THÍCH GÀ THAY LÔNG CHUYỀN NHANH, SẴN SÀNG CHO NHỮNG TRẬN CÁP ĐỘ
Một trong những sai lầm mà kê sư thường làm khi gà thay lông đó là bứt lông cũ đi để kích thích việc rụng lông nhanh hơn, đẩy nhanh việc thay lông mới. Tuy nhiên cách làm này không được đánh giá cao, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề như gà dễ ốm hơn, xảy ra hiện tượng nấm mốc da,…
Muốn kích thích quá trình gà thay lông nhanh để ra đấu trường không phải là không có cách, chỉ cần thực hiện các vấn đề sau:
– Cho sử dụng thuốc thay lông: Chúng tôi không khuyến khích áp dụng cách này. Chỉ nên dùng trong những trường hợp bất khả kháng như kèo cược đã ấn định và không thể hủy. Loại thuốc này sẽ kích thích gà ra lông nhanh hơn, kịp cho trận đấu. Để đảm bảo gà có đủ sức, các kê sư cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập.
– Đầu tư vào chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng quyết định đến khả năng ra lông rất nhanh. Ngoài thức ăn bình thường, nên ưu tiên cho sử dụng thêm mồi và lạc, vừng, đỗ, thịt bò, cà chua,…
– Đảm bảo nhiệt độ nuôi: Ở phần nguyên nhân chúng tôi đã nói rõ, thời tiết là một trong những yếu tố có thể làm gà ra lông nhanh hoặc chậm hơn so với định kỳ. Nếu như gà của bạn gần đến ngày thi đấu mà có dấu hiệu thay lông thì hãy tăng nhiệt độ chuồng nuôi lên, để làm chậm quá trình. Ngược lại hạ nhiệt độ chuồng để đẩy nhanh quá trình rụng lông.
– Đồng loạt nhổ sạch lông cũ khi gà thay lông: Đây cũng là mẹo kích thích gà thay lông, nhưng cũng như việc dụng thuốc, chúng tôi không khuyến khích thực hiện, vì bên cạnh ưu điểm vẫn tồn tại nhược điểm. Và lưu ý, chỉ thực hiện cách này nếu gà của bạn đủ khỏe.
KẾT LUẬN
Chăm sóc gà thay lông chuyền cứ tưởng là đơn giản nhưng đòi hỏi sự hiểu biết rất lớn từ kê sư. Bởi nó quyết định độ mượt mà của lông cũng như tình trạng sức khỏe của chiến kê.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ, thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, anh em đã hiểu rõ hơn về giai đoạn thay lông của gà. Với những kê sư có kinh nghiệm trong nghề, đừng ngại để lại đánh giá cũng như cảm nhận của bạn trong phần bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau học hỏi khi gà thay lông chuyền.