Gà chọi hay còn gọi là giống “gà nòi”. Hiện tại là giống gà được nhiều người ưa thích. Bởi hình dáng to lớn, vạm vỡ và tính tình hiếu chiến gan lì. Rất thích hợp để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên để thu được giá trị và lợi nhuận từ gà chọi không hề đơn giản. Đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức trong chăm sóc và mất nhiều công sức trong kỹ thuật nuôi. Tùy theo thể trạng, độ tuổi của gà mà các bạn có kỹ thuật nuôi chọi hợp lý. Mọi chủ gà đều muốn gà đá có lực để có thể dễ dàng kết thúc được đối thủ. Nhờ đó mà các trận chiến sẽ dễ dàng hơn và bớt căng thẳng hơn.

Nuôi gà chọi sung sức và có lực đá tốt là mong muốn của các chủ trang trại . Vậy cần phải lựa chọn giống gà cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc ra sao để đúng kỹ thuật? Cùng cnm.com.vn tìm hiểu nhé!

Cách nuôi gà đá có lực hiệu quả nhất hiện nay

Trước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà.

Do vậy, bạn hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi thật kỹ càng từ bố mẹ, để chúng được hưởng những đặc tính, những gen trội của bố mẹ ngay khi vừa mới sinh nở. Nếu vẻ ngoài đẹp, luôn cứng cáp và khỏe mạnh… thì đó là những chú gà chọi con có giống gen tốt, đẹp nên lựa chọn.

Chế độ ăn uống

Để đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.

Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.

Xem thêm:  5 phương pháp giảm cân hiệu quả cho gà đá

Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết.

Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường, không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất. Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian, bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào.

Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.

Thức ăn chính

Thức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm. Như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.

Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ.

Thóc

Bổ xung mồi, chất tanh

Ngoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát. Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.

Bổ xung các loại rau, chất sơ

Bổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu.

Xem thêm:  Trực tiếp Đá Gà Thomo ngày 06/02/2024 – Xem đá gà Campuchia

Rau muống

Bổ xung các khoáng chất, vitamin

Không thể thiếu được là các loại vitamin, canxi giúp gà đá có lực hơn. Đây là cách nuôi gà đá có lực mà nhiều chủ kê thường sử dụng. Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng từ các cửa hàng thuốc thú y nhé.

Chế độ luyện tập

Song song với chế độ ăn uống là chế độ luyện tập. Cần đảm bảo quá trình luyện tập thường xuyên, dẻo dai thì mới có thể đá có lực được.

Tập thể dục hàng ngày

Nếu như ngày thông thường có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tập luyện. Chúng sẽ giúp gà tăng lực bằng các máy chạy. Từ đó tăng cường các bó cơn chân, cơ đùi. Và tập luyện cho bộ máy hô hấp của gà hiệu quả. Có rất nhiều loại máy chạy thông thường mà nhiều người đang chế tạo. Các chủ kê có thể tham khảo.

Tập vần hơi, vần đòn

Trong 1 tháng thì có thể xen kẽ các buổi vần hơi cho gà. Vừa tăng lực cho gà lại đảm bảo gà không bị chấn thương quá nặng. Các buổi vần hơi cho gà này thì khoảng từ 3-5 hồ chơi là đẹp. Nếu có thể thì khoảng 1 tháng thứ 2 tới 3 lần vần đòn. Chú ý cách chọn trạng gà cũng như bọc các cựa cẩn thận. Chúng giúp gà dạn đòn hơn, chịu đau quen hơn và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường có thể là 5-6 hồ.

Chế độ chăm sóc

Cuối cùng là chế độ ăn uống trong các cách nuôi gà đá có lực. Chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ hơn vừa có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.

Om bóp gà thường xuyên

Thường xuyên om bóp gà bằng các bài thuốc dân gian và kinh nghiệm của người sử dụng. Việc om bóp thường xuyên vừa giúp da gà đỏ hơn, dày hơn mà còn đảm bảo gà không bị mốc. Việc gà chọi bị mốc là ác mộng của khá nhiều người nuôi gà. Có thể om bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Tiến hành om bóp vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà.

Xem thêm:  [Top 6] Giống gà đá hay nhất hiện nay đang được săn đón

Phơi gà dưới ánh nắng buổi sớm

Nên phơi gà hàng ngày bằng những ánh nắng sáng sớm. Chúng giúp gà tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá canxi trong cơ thể. Không nên để gà dưới sương trong đêm tối gà dễ bị hen. Gà chọi bị hen, khó thở cũng là bệnh thường gặp

Phơi gà

Cắt tỉa lông định kỳ

Cắt tỉa lông hông và lông nách để ga thoáng hơn, dễ dàng di chuyển và chiến đấu, giúp giải nhiệt tốt vào những ngày trời nắng nóng. Tiến hành cắt tỉa lông nách non kéo thẳng đến phao câu, chỗ có nhiều lông nhất. Sau đó cắt lông mao ở lưng. Tuy nhiên tránh cắt tỉa quá sâu sẽ làm mất dáng của gà.

Cắt lông bụng ở dưới lườn. Đây là vị trí cắt tỉa lông quan trọng nhất. Tiến hành cắt phần lông từ đùi xuống đến phao câu, để lại lông ở ngực kéo dài đến chỗ tiếp giáp đùi. Nên để lại 5 – 6 lông ở phần phao câu

Chuồng trại sạch sẽ, thoáng, ấm áp

Bổ xung chế độ chuồng trại một cách hợp lý. Thoáng gió nhưng không được thay đổi nhiệt độ đột ngột. Giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có thể bổ xung thêm các loại đèn sưởi cho gà một cách hiệu quả.

Bổ xung cát trong khu nuôi

Nên có những cồn cát hố cát sạch để cho gà tắm nắng hoặc tự làm sạch bản thân mình. Đây là cách tự nhiên của gà mà bất cứ loại gà nào cũng cần làm.

Trên đây là những kỹ thuật cách nuôi gà đá có lực, có sức khoẻ tốt mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn có thể chăm sóc những gà chọi nhà mình thật tốt nhé!

Nguồn: minhgachoi.com