Tập lực cho gà chọi thì nên đeo tạ hay không?

Gắn tạ vào chân gà giúp tăng sức tấn công và tốc độ vào trận. Để có hiệu quả tốt, nên đeo tạ hàng ngày và chỉ tháo ra sau khi xổ gà. Trọng lượng tạ phù hợp với trọng lượng của gà, ví dụ, gà có trọng lượng 3 kg nên đeo tạ khoảng 50 gam mỗi bên. Chú ý sử dụng chì tấm để cân gà chọi.

Lưu ý: Cho gà đeo thử tạ trong một vài ngày. Nếu thấy gà đá chân mạnh, lực đá đau hơn và nhanh lẹ hơn thì cho đeo tiếp. Còn nếu chân gà yếu xuống bo hơn thì ngưng đeo để tránh làm yếu chân gà.

Tập tạ cho gà đá
Tập tạ cho gà đá

Phương pháp tập lực cho gà chọi

Những phương pháp tập lực giúp gà chọi cải thiện thể lực, sự linh hoạt và sức bền sau các kỳ đòn quan trọng gồm 4 bài tập: chạy lồng, hẫng chân rơi tự do, nhồi gà và tập xoay trở trong phạm vi hẹp.

Chạy lồng

Chạy lồng là một bài tập nên tảng để rèn luyện thể lực khỏe mạnh và dẻo dai. Sau khi gà đã cắt tai tích và tỉa lông thì có thể bắt đầu cho chạy lồng. Thường thì nên cho gà chạy lồng vào buổi sáng sớm khi gà mới ngủ dậy là tốt nhất.

Khi bắt gà ra khỏi chuồng không nên cho gà chạy lồng ngay. Mà đặt gà dưới đất rồi nhẹ nhàng massage cho gà để gà thoải mái và sung mãn hơn. Bên cạnh đó, bắt một con gà khác nhốt vào trong bội có kích thước đủ để gà đi lại, vỗ cánh cho thoải mái. Tiếp đó dùng một cái bội khác có kích thước lớn hơn úp bên ngoài bội đã nhốt gà. Cuối cùng thả gà cần tập thể lực ra để hai gà nhìn thấy nhau. Để bên trong tìm đường ra, bên ngoài tìm đường vào, cứ thế sẽ chạy vòng vòng liên tục trong khoảng 30 phút/ ngày thì cho gà nghỉ.

Xem thêm:  Đá gà Campuchia ngày hôm nay - Xem trực tiếp đá gà tại Dagathomo

Lưu ý: Phải chọn bội khít để gà không lọt được đầu ra ngoài. Chọn gà cũng trạng để chạy lồng và có thể đeo theo chì ở chân để rèn luyện đôi chân. Tiếp đó là khoảng cách giữa hai bội không nên rộng qua 1cm. Mặt sàn úp bội phải là đất nền hoặc được lót sắn để không làm ảnh hưởng tới chân gà.

Tập lực bằng phương pháp chạy lồng
Tập lực bằng phương pháp chạy lồng

Hẫng chân rơi tự do

Phương pháp này sẽ giúp cho gà khỏe chân, chắc gân gối hơn rất nhiều. Để thực hiện bài tập hẫng chân rơi tự do thì cần chọn vị trí đất mềm không có sỏi đá. Nếu trong trường hợp không có đất mềm thì cũng có thể trải miếng đệm lót ở sân bê tông phẳng cũng được.

Thực hiện bài tập hẫng chân rơi tự do như sau:

Tay phải đặt lườn trước, tay trái đặt lườn sau, nâng gà lên khoảng 30cm rồi thả cho gà rơi tự do. 3 ngày đầu tập khoảng 20 lần/ ngày, 3 ngày tiếp theo nâng lên thành 25 lần/ ngày. Cứ như vậy tăng dần theo thời gian cho đến khi nào gà đạt được 200 lần/ ngày.

Nhồi gà

Nhồi gà là cách để cho gà rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, nhạy bén cho gà. Đồng thời các tư thế bung chân để ra đòn cũng trở nên nhuần nhuyễn hơn. Bài tập này nên kết hợp với hẫng chân đá tự do để mang về hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:  Xem Đá Gà Cửa Sắt Campuchia Trực Tiếp Thomohomnay

Dùng tay trái đặt trên lưng đuôi và tay phải đặt dưới lườn trước của gà rồi bắt đầu hất nhẹ tay lên cao. Sau đó bất ngờ thả tay ra để cho gà bị hẫng. Lúc này gà sẽ vỗ cánh liên hồi để lấy thăng bằng, đồng thời hai chân bung ra để tìm cách đáp xuống đất cho an toàn.

Tập xoay trở trong phạm vi hẹp

Bài tập này sẽ cho gà tập luyện với người huấn luyện. Kê sư đứng thẳng trên đầu gối, người hơi nghiêng về phía trước. Mặt và ngực hướng xuống. Đặt gà đứng trên đất hoặc miếng lót. Sau đó áp cổ tay sát phần cổ với thân gà, lấy chân gà làm trọng tâm. Tiếp theo, lấy chân gà là trọng tâm. Sau đó từ từ xoay để gà di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình xoay, bạn nên điều chỉnh tốc độ xoay của mình để kịp theo gà. Tập như vậy liên tục trong khoảng 5 phút.

Cuối mỗi lần tập lực, bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng cho gà. Chủ yếu là ở đùi và vùng hồng, kết hợp với cho gà ăn uống đủ chất. Đặc biệt cẩn thận, có thể giã nhỏ ngải cứu với muối rồi nhét vào miệng gà để tránh có đờm sau quá trình tập luyện. Cần tiến hành tập luyện đúng thời điểm, tránh tập khi gà còn quá nhỏ hoặc tập quá sức. Nếu không sẽ gây phản tác dụng của bài tập.

Xem thêm:  Thuốc tây cho gà đá cựa sắt - Top những loại hàng đầu

Theo: nuoigada.com