Nuôi gà đá Bến Tre – Đầu tư sinh lời khó cưỡng

Cơ hội kinh doanh lãi lớn

Chính vì lợi nhuận đó, người nuôi gà nòi để bán gà đá gia tăng từng ngày. Nhộn nhịp nhất là ở 3 xã Vĩnh Bình, Long Thới và Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre). Có thể nói, khoảng 80-90% số hộ ở các địa phương này đều nuôi gà nòi hoặc gà tre (giống gà đá nhỏ con hơn) để bán cho thương lái đi miệt Đồng Nai hoặc sang Campuchia. Ông Ngô Văn Trang, Bí thư xã Long Thới nhận định như vậy.

Anh Lê Minh Sang, ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách cho biết: “Ngoài việc kinh doanh cây giống, hoa kiểng và bán quán cà phê, tôi còn dùng thì giờ nhàn rỗi để nuôi khoảng chục con gà đá phía bên hông nhà. Gà con nuôi chỉ từ 7-8 tháng là xuất chuồng bán được, mỗi tháng xuất bán 2-3 con cũng kiếm lời trên 10 triệu đồng. Nếu nuôi được nhiều con gà hay, chân đẹp, nhanh nhẹn, ra đòn giỏi thì tiền bán càng cao”.

Anh Sang cho biết thêm: “Muốn có kinh nghiệm chăm sóc và biết chọn gà, xem “tướng mạo” của nó, chỉ cần nuôi vài bầy gà đá là biết. Để có gà đá hay, số lượng trống nhiều trong bầy thì việc lai tạo nòi giống là khâu quan trọng nhất. Muốn có được những con gà chiến bền bỉ, gan dạ, người nuôi phải chú ý đến con bố mẹ.

Con mái phải có ngoại hình khác thường, khoẻ mạnh, hung dữ, dáng dóc nhanh nhẹn. Gà mẹ phải lớn khỏe, đạt trọng lượng từ 2,8-3,5 kg. Con trống dĩ nhiên phải “hùng dũng” mới mong việc lai tạo có trống nhiều. Thông thường việc lai tạo giống gà đá là rất khó”.

Xem thêm:  Thử thách đam mê với đá gà cựa sắt an tiền mới nhất

Anh Trần Văn Tươi cũng có đàn gà đá lên đến hơn 100 con. Anh cho biết: “Khi tuyển chọn gà đá nuôi riêng, mỗi con sẽ được nhốt riêng một bội (lồng lưới kẽm) rộng 1,2 m. Thức ăn của gà chủ yếu lá lúa và nên cho ăn thêm thịt bò, nhất là lươn. Việc phòng ngừa dịch bệnh thì được chú ý đúng quy trình ngay từ ngày gà còn nhỏ. Chính công việc chăm sóc kỹ lưỡng nên đa phần gà đá có sức đề kháng rất cao, ít bệnh hơn so với gà thông thường”.

Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, cái khác nhau phần lớn ở bộ lông mà gọi là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía, gà chuối… Mỗi con gà đá có giá từ 500.000-700.000 đồng, có khi lên đến vài triệu đồng là chuyện không hiếm ở xứ gà Chợ Lách. Thậm chí có con có giá tới vài chục triệu đồng.

Điển hình như ông Tư Thành, xã Vĩnh Thành vừa bán 3 con gà đá cho lái giá lên đến gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn nuôi gà con lai giống Mỹ, trứng của nó cũng 150.000 đồng/quả, con mới đẻ ra, nghe đâu cũng bạc triệu, hay ít ra cũng 500.000 đồng/con. Còn con ra lông cánh cũng cả triệu, vài triệu đồng.

Cực công chăm sóc

Anh Nguyễn Văn Phúc ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách đang sở hữu trại nuôi gà đá từ 300-500 con/năm, cho biết: “Nuôi gà đá tuy dễ kiếm tiền nhưng rất cực và công phu, đòi hỏi người nuôi phải có bề dày kinh nghiệm, lão luyện, nhất là khả năng nhận diện về tướng mạo. Chọn được những con hùng dũng, lông lá màu sắc phải đẹp, cặp chân cao, to khoẻ mạnh, vẩy ở chân đều đặn và cất tiếng gáy trong và thanh sẽ bán giá cao”.

Xem thêm:  Xem Đá Gà Trực Tiếp Thomo Ngày 11 tại Xemdagatv.com

Theo anh Phúc, muốn gà đá mau lớn thịt săn chắc quan trọng ở khâu cho ăn. Gà đá khác với gà thương phẩm, lúc gà đá còn nhỏ cho ăn tấm, khi lớn lên cho ăn lúa ngâm trong nước trước 1 đêm. Như vậy gà ăn dễ tiêu hóa, thịt săn chắc ít mỡ, giúp gà nhanh nhẹn khi sáp độ.

Gà đá nuôi trong vòng 8-10 tháng phải đạt trọng lượng từ 2,2-2,5 kg/con thì mới có thể xuất bán có giá. Hiện nay, trại nuôi gà đá của anh chủ yếu bán cho thị trường nước ngoài (Campuchia) để phục vụ giải trí trong các trường gà. Giá gà đá anh bán, con thấp nhất cũng 1 triệu đồng; con cao giá có thể đến 45 triệu đồng. Mỗi năm doanh thu từ gà đá của nhiều hộ nuôi lớn có thể lên tới cả tỷ đồng.

Còn ông Nguyễn Văn Bé (60 tuổi), một “chuyên gia” nuôi gà đá ở ấp An Hòa, xã Long Thới, Chợ Lách cho biết thêm: “Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ngoại hình bộ lông hấp dẫn mà còn phải xem chân, xem tướng, mắt, mỏ, mồng; nhưng điểm chính là ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão. Có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng trước đối thủ.

Ngành nông nghiệp Bến Tre cũng đang khuyến khích mô hình nuôi gà đá vì đây là nghề không cần đầu tư, nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tay nghề giỏi mới chọn ra những con gà hay bán được giá cao. Bên cạnh đó, những con gà mái, hoặc gà trống không đạt chất lượng chuyển sang bán gà thương phẩm cũng có giá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Xem thêm:  4 Dòng Gà Peru Đáng Chú Ý Hiện Nay Tại Việt Nam

Để có được con gà độ đủ sức ra chiến trường, người nuôi phải xổ liên tục (cho 2 con đá thử) nhằm đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, đặc biệt là cách ra đòn đá phải đẹp và hiểm. Còn quá trình nuôi, phải biết chăm sóc tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi và vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc, để khi đối phương đâm cựa sắt không thể vô sâu được. Nên cho gà ăn thêm lươn, giun, tép, dế, thằn lằn, lồng đỏ trứng, hột vịt lộn, thịt bò băm nhuyễn, chuối xiêm… để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho nó”.

Xã có 90% hộ nuôi gà đá

Ông Ngô Văn Trang, Bí thư xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết: “Toàn xã có 4.056 nhân khẩu, trong đó có hơn 90% số hộ đều nuôi gà đá để bán. Người thấp nhất nuôi 10 con/năm, còn cao nhất lên 200-300 con gà đá/năm. Việc nuôi gà đá còn kéo theo việc làm cho lao động nông thôn là việc đan bội kẽm để nhốt gà.

Bình quân mỗi ngày ở xã SX hơn 1.000 bội nhốt gà, giá từ 100.000-120.000 đồng/cái. Người đan thuê 1 ngày đan 5 bội gà, tiền công 1 bội 20.000 đồng, cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng/ngày trở lên. Xã rất khuyến khích nông hộ phát triển mô hình này, nhưng cấm tuyệt đối chuyện cá độ đá gà ăn tiền”.

Đánh giá việc nuôi gà đá ở địa phương, ông Lê Văn Đơn, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho biết: “Mô hình nuôi gà đá bán mang lại nguồn lợi nhuận rất cao. Thậm chí lợi nhuận so ra cao hơn các nghề SXKD cây giống, hoa kiểng từng nổi tiếng trong huyện”.