Hải đăng Kê Gà hơn 100 tuổi.

Mũi Kê Gà nằm ở thôn Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Mũi Kê Gà chỉ là một chấm nhỏ nằm trên bản đồ địa lý của dải đất miền Trung, nhưng lại là một trong những vịnh biển hoang sơ và quyến rũ nhất hiện nay đối với du khách phương Nam.

Du khách có thể di chuyển bằng thuyền dịch vụ sang thăm hải đăng Kê Gà.

Du khách có thể di chuyển bằng thuyền dịch vụ sang thăm hải đăng Kê Gà.

Mũi Kê Gà có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc tên gọi. Theo những ghi chép lịch sử còn lưu giữ, hòn đảo nhỏ này là phần tách rời từ núi Cẩm Kê và có nhiều đàn gà rừng có bộ lông sặc sỡ sống ở các khe suối nên gọi là Mũi Kê Gà.

Vẻ đẹp hoang sơ của Mũi Kê Gà.

Theo cách lý giải dân gian, thì ban đầu vùng đất này được những ngư dân đầu tiên gọi là Khe Gà do những khe đá có hình giống đầu con gà, nhưng dần dần đọc thành Kê Gà.

Sự bình yên của Mũi Kê Gà.

Sự bình yên của Mũi Kê Gà.

Cách lý giải thứ ba là theo kiểu gọi của người Pháp. Cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến vùng đất Hàm Thuận Nam để tìm nơi xây dựng ngọn hải đăng thì đã chọn bãi đá nhô ra biển ở xã Tân Thành và gọi là hải đăng Ke Ga. Người Việt sau này đọc thành Kê Gà.

Xem thêm:  Giải trí cá cược đá gà trực tiếp tại SV888 đỉnh cao

Những bãi đá có hình thù khác nhau.

Sau khi thông xe tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết thì có hai con đường đến Mũi Kê Gà. Thứ nhất là ra khỏi cao tốc TP.HCM – Long Thành rồi đi theo hướng quốc lộ 51, sau đó rẽ trái vào quốc lộ 55 để đến Mũi Kê Gà. Thứ hai là theo cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết rồi theo nhánh rẽ Hàm Tâm để đi tiếp quốc lộ 1A qua thị trấn Thuận Nam rồi rẽ hướng ngã ba cáp treo núi Tà Cú.

Tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên.

Tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên.

Điểm nhấn được nhắc đến nhiều nhất ở Mũi Kê Gà chính là hải đăng Kê Gà. Được khởi công xây dựng vào tháng 2/1897 và hoàn thành vào tháng 1/1899, hải đăng Kê Gà được làm hoàn toàn từ vật liệu do người Pháp chuyển sang. Hải đăng Kê Gà do kỹ sư Chnavat thiết kế hình bát giác, chiều cao 35m, có một bóng đèn lớn với bán kính quét hơn 22 hải lý và công suất đến 2.000w.

Bãi đá vàng quyến rũ.

Hải đăng Kê Gà nằm riêng biệt trên hòn đảo nhỏ, nên có chiều cao 65m so với mặt nước biển. Du khách từ bãi đá thôn Kê Gà có thể sang tham quan hải đăng Kê Gà bằng phương tiện tàu dịch vụ. Hải đăng Kê Gà là hải đăng lâu đời nhất Việt Nam vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Bên trong hải đăng là 183 bậc thang hình xoắn ốc làm bằng thép dẫn lên đỉnh.

Xem thêm:  Đá Gà Trực Tiếp Thomo 67 Hôm Nay: Trải Nghiệm Đá Gà Cựa Dao Đỉnh Cao Tại Đấu Trường Philippin
Những khe đá hớp hồn du khách.

Những khe đá hớp hồn du khách.

Tuy nhiên, Mũi Kê Gà thu hút du khách bởi những bãi đá có màu vàng rất bắt mắt. Dù có vài doanh nghiệp đã đầu tư khai thác du lịch, nhưng Mũi Kê Gà vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ.

Một tác phẩm hội họa trên đá.

Bãi đá vàng với những hình thù khác nhau bên biển xanh cát trắng thực sự là một không gian khác hẳn, bình yên và thơ mộng cho những ai muốn có dăm phút giây trốn tránh đô thị ồn ào.

Cuộc sống ngư dân ở thôn Kê Gà.

Cuộc sống ngư dân ở thôn Kê Gà.

Đặc biệt, nếu chịu khó ngắm nhìn, du khách sẽ phát hiện những táng đá được thời gian đẽo gọt và sắp xếp khép léo như một tác phẩm điêu khắc tráng lệ. Đồng thời, trên nhiều tảng đá màu vàng có những hoa văn không khác gì tác phẩm hội họa đầy ấn tượng.

Phạm Tuấn