Tuỳ thuộc vào giống cá, cũng như điều kiện khi hậu địa phương mà chúng ta có nhũng lưu ý khác nhau trong lúc thả cá giống. Ở khu vực miền Nam thì gần như quanh năm đều có thể thả cá giống; còn đối với khu vực miền Bắc, và miền Trung thì thời tiết trong năm thay đổi rõ rệt hơn theo mùa, nên người nuôi cần lưu ý thả cá giống trước khi mùa đồng bắt đầu ít nhất là 2 tháng. Làm như vậy để cá có kịp thời gian phát triển đủ khoẻ mạnh để chống chọi lại với thời tiết lạnh của mùa đông. Với một số loại cá có màu như cá diêu hồng thì phải chú ý nắm vững kỹ thuật nuôi cá qua mùa đông mới cho tỉ lệ sống cao và có màu đẹp.

Chọn Cá Giống Nhỏ và Thời Điểm Thả Cá Giống Thích Hợp

Cá giống rất mẫn cảm và dễ chết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật khi thả cá giống để nuôi cho tỷ lệ sống cao.

Các Bước Cần Làm Trước Khi Thả Cá Giống

Đối Với Thả Cá Giống Trong Ao

Trước tiên bạn cần chuẩn bị ao nuôi để thả cá giống. Đối với ao mới thả lần đầu cần thay nước vài lần cho hết nước chua trong ao. Bón một lớp bùn dày khoảng 10-15cm. Rắc đều 10-15kg vôi bột/100m2 ao, bừa trộn đều với bùn phơi khô đến khi nứt chân chim sau đó cho nước vào. Ban đầu khoảng 0,8 – 1m; sau khoảng 1 tháng cho nước ngập 1,2 – 1,5m. Bón lót phân tạo màu cho nước, có thể chọn trong 2 loại phân sau (tỷ lệ cho 100m2):

  • Phân chuồng hoai mục (30-40kg)
  • Phân xanh (15-20kg)
Xem thêm:  Tại sao cá độ bóng đá vẫn là vấn đề kéo dài?

Sau khi bón được 15-20 ngày (đối với phân chuồng)/ 30-40 ngày (đối với phân xanh), thấy nước ao có màu xanh vỏ đậu hoặc màu mari loãng, màu nõn chuối là lúc các loại vi sinh vật làm thức ăn cho cá đã sẵn sàng, bây giờ các bạn có thể thả cá giống vào.

Lưu ý: Khi thả các bạn nên đựng cá trong túi và ngâm túi trong nước ao khoảng 20 – 30 phút. Xong rồi cẩn thận thả cá giống vào ao để cá không bị sốc nhiệt.

Đối Với Thả Cá Giống Trong Lồng Bè

Đầu tiên các bạn cần vệ sinh lồng lưới và thả vôi bột xung quanh mép lồng để khử trùng và xua đuổi cá tạp ngoài sông, nếu trời nắng thì nhất nên kéo lưới phơi khô và khử nấm mốc. Kiểm tra kĩ từng mắt lưới xem có bị thủng, rách hay không. Cần vá lại để tránh bị lọt cá giống ra sông.

Đối với cá kịch thước còn nhỏ hơn 400 con/kg thì kéo lưới chỉ để độ sâu tối đa 1m nước để cá con còn yếu có điểm tựa khi không thể bơi được. Nếu có điều kiện thì lót bạt 1/3 lồng cá và bơm nước sạch ngoài sông vào rồi tiến hành thả cá. Chăm sóc ít nhất 10 ngày đến khi thời tiết mát mẻ và thuận lợi thì tiến hành kéo bạt ra khỏi lồng, cá sẽ khoẻ và sống tốt nhất.

Xem thêm:  Khám phá những bí ẩn về cá sấu Ấn Độ khổng lồ và nhút nhát

Khử Trùng Phòng Bệnh Cho Cá Giống

Việc này có tác dụng loại bỏ mầm bệnh trên cơ thể cá trước khi thả nuôi bằng một trong các biện pháp sau:

  • Tắm cho cá trong dung dịch muối ăn với nồng độ 2-3% trong thời gian 5-10phút.
  • Dùng thuốc tím với nồng độ 0,001 – 0,002% (khoảng 1gram thuốc tím hoà tan trong 50-100lít nước sạch) để tắm cho cá trong 10-20 phút.
  • Hoặc có thể dùng dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5-0,7gam/m3 và tắm cho cá trong khoang 20-30 phút

Mật Độ Thả Cá Giống Phù Hợp

Nếu thả quá dày thì môi trường nước sẽ thiếu oxy, cá cũng không phát triển lớn nhanh được. Tuỳ vào hình thức nuôi mà chúng ta sẽ phân chia mật độ thả nuôi cho phù hợp.

  • Thả cá trong ao nuôi nước tĩnh (thả đơn 1 loại hoặc ghép nhiều loại) 1con/1m2 mặt nước; cá chép 0,2 con/m2.
  • Nếu nuôi ghép ao nước động thì thả khoảng 3-5con/m2.
  • Nuôi trong lòng bè độ sâu đáy 4m thì thả khoảng 50con/m2

Đối với thả cá giống nuôi trong ao hồ, nếu có điều kiện thì bạn nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao, thả cá giống vào đó, chăm sóc chu đáo khoảng 10-20 ngày, bồi dưỡng cho cá giống tăng cường sức khoẻ, làm quen với môi trường sống mới. Như vậy thì tỷ lệ sống của cá giống sẽ cao hơn.