Mật độ cá trong bể thủy sinh: Bí quyết và công thức hợp lý
Đạt sự cân bằng trong việc nuôi cá trong bể thủy sinh: Hãy xem ngay
Bí quyết nuôi cá trong bể thủy sinh: Tìm hiểu công thức hợp lý
Thực tế là số lượng cá có thể được nuôi trong bể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào kích thước bể, 3 yếu tố quan trọng để quyết định số lượng của cá trong bể chính là lượng chất thải của cá, không gian cho cá bơi và mức độ hòa đồng của chúng. Để đi sâu về vấn đề, mình sẽ nói chi tiết về mỗi yếu tố để bạn có thể quyết định được số lượng cá có thể được nuôi trong bể của mình.
1. Lượng chất thải
Nếu bạn chưa rõ về chu trình nitơ trong bể thủy sinh, đó là khi cá ăn thức ăn, chúng sẽ sản sinh ra chất thải, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp làm phân hủy các chất thải đó. Nếu lượng chất thải bị tích tụ nhiều, chất lượng nước sẽ đi xuống và có thể khiến cá bị bệnh thậm chí chết.
Vậy nên bạn nên tránh nuôi quá nhiều cá, nếu không chất thải của chúng sẽ không được xử lý kịp thời và sản sinh chất độc tích tụ trong bể. Có nhiều cách để giảm thiểu chất thải cho cá:
Hệ thống lọc
Vi khuẩn có lợi thường sẽ tự sinh sôi trong bể cá và chúng sẽ chịu trách nhiệm phân hủy chất thải và chuyển hóa các chất có hại như ammonia về các chất như nitrate. Lọc bể cá là nơi các vi sinh vật này phát triển, vậy nên bạn cần đảm bảo có lọc đủ lớn phù hợp với kích thước bể.
Nếu bạn mới mua lọc cho bể cá thì sẽ không có đủ vi sinh có lợi cho bể cá để xử lý chất thải và giúp nước trong. Bạn phải đợi cho bể hoạt động một thời gian mới có thể thả cá hoặc bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách mua vi sinh sống tại các cửa hàng cá cảnh để châm cho bể cá.
Cây thủy sinh
Cây thủy sinh là một phương pháp khác để giảm thiểu độc tố trong nước vì chúng giúp hấp thụ lượng lớn hợp chất nitrogen trong nước và dùng dinh dưỡng dư thừa để phát triển. Bể của bạn càng có nhiều cây thì càng có thể nuôi nhiều cá. Thông thường các loại cây phát triển nhanh như cây cắt cắm và các loại cây nổi có thể xử lý nitrogen nhanh hơn các loại cây phát triển chậm.
Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần đất nền và CO2
Chăm sóc bể
Để giúp bể của bạn khỏe mạnh và cá sống tốt thì bạn phải thay nước thường xuyên. Mình khuyến khích bạn nên có thêm một bộ test nước để có thể kiểm tra nước theo định kì để luôn đảm bảo nước có mức ammonia và nitrite bằng 0ppm, và lượng nitrate ít hơn 40ppm.
Nếu vi khuẩn có lợi không kịp xử lý được chất thải cho bạn thì bạn phải xử lý chúng bằng tay bằng cách thay nước thường xuyên bằng nước được khử clo. Bạn nên thay nước bao lâu một lần? Một tuần một lần, hai tuần một lần, một tháng một lần? Bạn thay nước càng thường xuyên thì bạn càng nuôi được nhiều cá trong bể.
Cho thêm vi sinh sau mỗi lần thay nước có thể giúp hệ vi sinh ổn định hơn. Bạn có thể sử dụng extra bio (link lazada) để giúp cho nước trong, đỡ có mùi và giúp hệ vi sinh thiết lập lại nhanh hơn.
Thức ăn cho cá
Không phải loại thức ăn cho cá nào cũng giống nhau. Thức ăn cho cá chất lượng thấp thường sẽ bị rã ra khá nhanh và chứa nhiều thành phần cá không tiêu hóa được, do đó chúng sẽ tạo nhiều chất thải hơn.
Các loại thức ăn chất lượng cao và thức ăn đông lạnh mặt khác không khiến cá tạo nhiều chất thải.
Kể cả bạn cho cá ăn thức ăn tốt thì vẫn nên nhớ rằng bạn cho cá ăn càng nhiều thì chúng thải càng nhiều. Hơn hết, một số loại cá ăn cực bừa bộn và để lại nhiều thức ăn thừa và chúng sẽ bị mốc trong bể nếu không được dọn. Nếu bạn có những con cá như cá oscar thì hãy nuôi thêm một số loại cá có thể dọn dẹp tầng đáy cho bạn.
Mình thường dùng cám thái (link lazada) để cho các loại cá bé ăn.
Bạn cũng có thể cho cá ăn xen kẽ đồ ăn giàu protein như là artemia sấy khô (link lazada) để giúp cá lớn nhanh và lên màu đẹp.
2. Không gian bơi cho cá
Nhiều nơi sẽ cho bạn quy tắc là 1cm cá cho mỗi 1.5 lít nước. Công thức này áp dụng được cho các loài cá cộng đồng nhỏ trong khoảng từ 2-7 cm tuy nhiên không thể sử dụng cho các loại cá lớn hơn được. Ví dụ như 10 con cá tetra dài 2cm không thể có cùng khối lượng như một con cá oscar dài 20cm.
Một con cá vàng ba đuôi có thể dài đến 20cm và chúng cần bể ít nhất là 75 lít với chiều dài hơn 60cm để giúp chúng có thể thoải mái bơi qua lại và chiều rộng hơn 30cm để chúng có thể quay người dễ dàng.
Tuy nhiên nếu bạn có cá thần tiên với chiều dài khi trưởng thành là khoảng 15cm và chiều cao là 18cm thì bạn cần bể cao tầm 45cm để chúng thoải mái bơi lội.
Nếu bể của bạn nuôi nhiều loại cá thì hãy nghiên cứu từng loại cá và chọn kích thước bể khuyên dùng to nhất.
Một số loại cá như cá ngựa vằn chỉ dài khoảng 5cm nhưng chúng lại là loại cá thích bơi lội và thích dòng chảy mạnh nên chúng cần nhiều không gian để bơi hơn. Xem thêm: các loại cá thích dòng chảy mạnh.
Một số loại cá lại thích bơi theo đàn tầm 6 đến 10 con nên bạn cần để ý đến lượng chất thải của chúng, một số thích nằm im một chỗ và săn mồi nên không cần bể to.
Cuối cùng là để ý đến kích thước tối đa của cá. Nhiều loại cá được bán tại các cửa hàng khi chúng còn nhỏ và chúng có thể lớn gấp 2 gấp 3 khi chúng trưởng thành như cá bút chì hoặc bống nô lệ. Vậy nên hãy nghiên cứu từng loại cá và mua bể có kích thước đủ để chúng sống khi đạt kích thước trưởng thành.
3. Mức độ hòa đồng
Điều cuối cùng để bạn xem xét là mức độ hòa đồng của mỗi loại cá trong bể của bạn. Đối với một số loại cá như cichlid Châu Phi (cá ali) thì bạn lại nên nuôi nhiều cá và giảm không gian bơi lội để chúng không có hành vi bảo vệ lãnh thổ riêng. Đồng thời bạn nên nuôi nhiều cây và cung cấp nhiều chỗ trốn để bảo vệ các con cá yếu trốn khỏi các loại cá hiếu chiến.
Một ví dụ nữa khác là nuôi cá betta trong bể cộng động. Cá betta thường bơi ở mặt nước và sẽ hiếu chiến nếu có các loại cá khác bơi gần khu vực lãnh thổ của chúng. Trong trường hợp này, bạn phải tìm bạn cùng bể cho cá betta là các loài bơi tầng đáy hoặc tầng giữa của bể để tránh gây chiến với cá betta.
Cách tính số lượng cá nuôi trong bể
Bí quyết nuôi cá trong bể thủy sinh: Tìm hiểu công thức hợp lý
Tuy nhiên, thực tế là còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến số lượng cá có thể được nuôi trong bể như lượng chất thải, không gian bơi cho mỗi loại cá và mức độ hòa đồng giữa chúng.
Cách tốt nhất để xác định số lượng cá có thể được nuôi trong bể là nghiên cứu mỗi loài cá định nuôi, xem kích thước bể tối thiểu cho chúng và đo mức nitrate theo định kì để đảm bảo chúng luôn ở dưới mức 40ppm. Ví dụ như là, nếu bạn có bể 50 lít và muốn mua thêm cá, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Xác định loài cá hoặc động vật bạn muốn cho thêm vào bể, xem chúng có thể sống cùng nhau không về mặt bảo vệ lãnh thổ, điều kiện sống, kích thước và khẩu phần ăn,..
- Xác định mức độ thường xuyên bạn có thể thay nước cho bể
- Cho loài cá yêu thích của bạn vào trước. Nếu là cá bơi theo đàn thì hãy đảm bảo không nuôi chúng theo số lượng quá ít và không quá nhiều để giảm thiểu lượng chất thải.
- Đo lượng nitrate 2-3 tuần một lần. Nếu bạn thấy chất lượng nước vẫn tốt và lượng nitrate dưới 40ppm, bạn có thể dần dần cho thêm cá.
- Lặp lại các bước 3-4.
Nhiều người mới nuôi cá thường sẽ mắc lỗi nuôi quá nhiều cá trong bể hoặc nuôi cá trong bể quá bé so với kích thước của chúng. Họ thường cũng sẽ mua quá nhiều cá cùng một lúc. Cách tốt nhất là mua lượng cá nhỏ và dần dần thả chúng vào bể theo thời gian. Bằng cách này, bạn có thể giúp hệ vi sinh của mình có thể xử lý với lượng chất thải được gia tăng theo thời gian một cách kịp thời.
Nhớ rằng bể cá của bạn là một hệ sinh thái mini. Mình luôn khuyên bạn nuôi ít cá hơn mật độ tối đa. Những bể cá có hệ sinh thái ổn định nhất thường sẽ có ít cá và nhiều cây. Đồng thời, hệ sinh thái đó cũng có thể thay đổi theo thời gian, cá có thể sẽ sinh sản nhiều hơn và cây cối cũng có thể phát triển và giảm không gian bơi lội của cá. Vậy nên bạn nên quan sát và di dời bớt cá khỏi bể, tỉa cây cối nếu cần thiết để đảm bảo bể của mình luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần nhiều ánh sáng và CO2