Điều kiện cần thiết để nuôi cá nước ngọt

  • Ao nuôi phải có diện tích 360-1.500m2
  • Ao phải dễ cấp nước, thoát nước, không bị ô nhiễm
  • Độ PH: 6-7
  • Bờ ao phải cao hơn mức nước cao nhất 0,5m
  • Ao phải sạch sẽ, thoáng, không có cây cối um tùm xung quanh.

Chuẩn bị ao nuôi cá nước ngọt

  • Tát cạn, dọn đáy ao, san cho đáy ao bằng phẳng
  • Dọn bùn ao để độ dày bùn: 20-30cm
  • Dùng vôi 10-15kg/1.000m2, té đều khắp ao, quanh bờ ao
  • Phơi nắng 7-10 ngày cho bùn, bã hữu cơ phân hủy
  • Lấy nước vào ao: lấy qua hệ thống lọc nước để tránh cá tạp
  • Tháo khoảng 1m nước, dùng 100-150kg phân chuồng ủ mục té khắp mặt ao để tạo mầu ao, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm thức ăn cho cá giai đoạn đầu.

III. ĐỐI TƯỢNG NUÔI

Theo tập quán chăn nuôi thì đối tượng nuôi gồm: cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi, rô phi, cá chim trắng…..

IV. KỸ THUẬT NUÔI

1.Thả giống

Chọn cá giống khỏe mạnh, không dị tật, mầu sắc sáng

Kích thước cá: – Trắm cỏ 100-150g/con

– Mè, trôi 10-15cm/con

– Cá chim trắng, rô phi 8-10cm/con

Tỷ lệ thả: – Cá trắm cỏ chủ yếu thả 50%

– Các loại khác 50%

Mật độ thả và thời vụ: Trung bình thả 1-2 con/m2

– Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2-3 con/m2

– Thời vụ thả: Cuối tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch vào tháng 10-11 (thu hoạch tỉa)

Xem thêm:  Cách tính tiền cá độ bóng đá một cách dễ hiểu: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

– Nếu chuyển cá từ năm trước sang thì tháng 11-12, giữ cá qua đông, thu hoạch tháng 9 năm sau.

2. Chăm sóc và quản lý

– Cá nuôi từ tháng 3- 4 chăm sóc cho ăn: Nếu ao thông thường thì 7-10 ngày thì bổ sung 50-70kg phân chuồng ủ mục/100m2 để tạo mầu cho ao và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển để cá ăn.

– Nếu cá trắm cỏ là chính thì : 1 ngày cho ăn 40-100kg cỏ/100m2 ao.

Bổ sung thức ăn tinh cho cá với tỷ lệ 3% trọng lượng cá. Thức ăn tinh đạm phải đạt 25-28%.

– Thường xuyên dọn cỏ ăn thừa trong ao, 15 ngày khùa ao 1 lần để phòng bệnh và thải khí độc trong ao.

– Định kỳ phòng bệnh cho cá: Tháng 1 lần bằng thuốc

3. Thức ăn cho vật nuôi

may-dun-vien-40k-1pha-3

Bà con có thể tận dụng ngô, thóc, hạt đậu nành, các loại bã đậu, bánh dầu, chế phẩm sinh học… để phối trộn và ép thành cám viên cho cá ăn hàng ngày. Nguồn thức ăn tự chế này vừa an toàn, sạch sẽ lại giúp bạn tiết kiệm được từ 30 – 35% nguồn chi phí cho chăn nuôi.

Cám viên tự làm từ nhiều thành phần khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thay thế hoàn toàn cám công nghiệp mua sẵn ngoài thị tường. Bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng, bổ sung thêm một lượng thuốc, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng.

Xem thêm:  Khám phá 9 lỗi sai thường gặp khi nuôi cá cảnh

Ngoài ra bà con có thể sử dụng Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi Bình Minh để ép cám viên nổi nuôi ếch. Khi cho ăn, cám này sẽ tự nổi trên mặt nước giúp ếch dễ ăn hơn, ăn được hết, không gây ô nhiễm nước bể.

4.Thu hoạch

– Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

– Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.