Khám phá 9 lỗi sai thường gặp khi nuôi cá cảnh
Bạn đã sẵn sàng tránh những sai lầm khi nuôi cá cảnh? Nuôi cá cảnh không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là với những người mới chơi. Từ việc chọn bể cá, chọn con giống, lọc nước bể cá, chọn cây thủy sinh, trang trí bể cá tới cách chăm sóc, tất cả đều rất quan trọng. Dưới đây là những lỗi sai thường gặp mà bạn nên tránh. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khám phá lỗi khi chọn bể cá cảnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bể cá với hình dạng khác nhau. Ví dụ như: chọn bể cá cảnh hình tròn, vuông, hình chữ nhật và bất quy tắc. Trong đó việc lựa chọn bể cá cảnh hình tròn và bất quy tắc được nhiều người chơi lựa chọn do tính độc đáo và thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, theo những người chơi lâu năm và cả các bác sĩ thú y, bể cá hình tròn và bất quy tắc có rất nhiều tác hại đối với cá cảnh. Do loại bể này cản trở tầm nhìn của cá, hạn chế việc trang trí bể cá cảnh. Nuôi cá cảnh trong bể tròn một thời gian dài, cá sẽ bị giảm thị lực.
Thứ hai việc chọn bể cá cảnh tròn rất khó trang bị các loại máy sục, máy lọc nước bể cá cảnh hay các thiết bị khác. Do đó nước trong bể không thể tuần hoàn.
Sau một thời gian nước sẽ có những vẩn đục. Máy lọc nước bể cá cảnh không phát huy được tác dụng. Người chơi sẽ mất thời gian hơn trong việc thay nước và làm sạch bể. Sai lầm khi nuôi cá cảnh trong việc chọn bể cá rất nhiều người hay mắc phải.
Sai lầm khi không lọc nước bể cá cảnh
Cá cảnh là loài rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước. Việc lọc nước bể cá cảnh là rất cấp thiết. Do cá cần được nuôi trong nước sạch, nhiệt độ và các thông số khác ổn định. Nhiều người nuôi cá cờ, cá mún và các giống cá cảnh thông dụng thường bỏ qua vấn đề này.
Với mỗi loại cá cảnh sẽ có những yêu cầu riêng về môi trường. Nhất là những loại cá ngoại nhập, cá có kích thước lớn hoặc quá nhỏ. Đây cũng là một trong những sai lầm khi nuôi cá cảnh phổ biến.
Có 4 thiết bị người chơi cá không nên bỏ qua là máy lọc nước bể cá cảnh, máy sưởi, nhiệt kế và máy sục khí. Các loại máy này có rất nhiều chủng loại và giá cũng không quá đắt. Người chơi có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.
Sai lầm khi trang trí bể cá cảnh
Đồ trang trí bể cá cảnh thủy sinh bao gồm sỏi trang trí, san hô giả, cây giả, nhà cửa…. Những đồ vật trang trí bể cá cảnh này thường được sử dụng để làm cho bể cá thêm sinh động. Bớt phần đơn điệu và làm đẹp cho ngôi nhà.
Lý do cho việc sử dụng cây cối giả trang trí bể cá cảnh là do nhiều người gặp khó khăn khi set up cây thủy sinh. Một bể thủy sinh đẹp, nhất là bể kích thước lớn cần đầu tư rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Trong khi đó, đồ trang trí bể cá cảnh bằng nhựa hoặc thủy tinh rất đa dạng và dễ tìm.
Tuy nhiên, các loại đồ trang trí bể cá cảnh này thường làm bằng nhựa và phẩm màu. Qua thời gian dài ngâm trong nước, chúng sẽ thải ra các chất nguy hại cho môi trường. Dù có lọc nước bể cá cảnh cũng không hết.
Đồ trang trí giá càng rẻ càng có nhiều chất độc hại. Dễ khiến cá bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh mà chết. Và thật sai lầm khi nuôi cá cảnh khi lựa chọn những đồ trang trí loại này.
Sai lầm khi nuôi cá cảnh lúc chọn giống
Đây là một sai lầm khi nuôi cá cảnhcơ bản của những người mới chơi. Cá cảnh chia làm nhiều loại với các nhóm khác nhau. Cá nhiệt đới không thể nuôi chung với hàn đới. Các loại cá có tính cạnh tranh cao nên tránh nuôi với cá có tính cách hiền lành.
Các loài cá có tập tính cá lớn nuốt cá bé, cá trưởng thành ăn cá bột. Nếu không lựa chọn cẩn thận, chúng có thể xung đột với nhau. Dẫn tới cá bị thương, stress, suy dinh dưỡng và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Biện pháp giải quyết là không nuôi quá nhiều loại cá trong cùng một bể. Không nuôi cá cỡ nhỏ với cá cỡ lớn. Một số loại cá chỉ nên nuôi một mình, không thích hợp để nuôi chung.
Sai lầm khi nuôi cá cảnh là để mật độ quá dày
Các loại cá cảnh rất đa dạng và được nhiều người ưa thích. Có người vừa thích cá neon, vừa thích cá bảy màu, cá ngựa vằn, cá cánh buồm… Mua 1 con thì ít quá, vậy là mua thêm 2 rồi 3 con, mua nhiều một ít… Vài ngày sau bể cá con thì chết, con ngoi ngóp thở.
Nguyên nhân là do mật độ cá quá dày khiến oxy trong nước giảm mạnh. Nếu bể cá không có máy sục, cá sẽ đuối dần và chết. Do đó bạn nên căn cứ vào thể tích của bể cá để tính toán lượng cá phù hợp.
Các loại cá có tập tính hay rỉa vây nên tách ra nuôi riêng. Cá vàng, cá vẹt (những loại cá cần nhiều dưỡng khí) nên nuôi với mật độ thấp. Cá cỡ lớn tùy theo từng chủng loại để quyết định mật độ.
Sai lầm khi nuôi cá cảnh mà không khử Clo
Rất nhiều người sau khi chọn bể cá cảnh và cá giống ưng ý liền thả vào ngay. Khi thả cá vào cá liền bơi xiêu vẹo, lờ đờ. Đó là biểu hiện cá đã bị ngộ độc bởi các thành phần trong nước chưa được xử lý. Đây thực sự là sai lầm khi nuôi cá cảnh cần được khắc phục ngay.
Nước máy thông thường có lẫn clo, một số khu vực nước có hàm lượng clo khá cao. Có thể nhận biết bằng mùi. Khí clo là chất độc đối với cá, có thể khiến cá bị chết.
Do đó trước khi thả cá, bạn nên phơi nước ngoài trời ít nhất 1 ngày để loại bỏ khí clo. Nếu để ngoài trời nắng to càng tốt. Có một cách khác là dùng máy bơm giúp khử clo, hoặc các loại thuốc khử có bán tại các cửa hàng thú y.
Sai lầm khi thả cá cảnh ngay vào bể sau khi mua
Khi cá mới mua về nhà, nhiều người thường chọn bể cá cảnh và thả luôn. Cho dù nước đã được khử Clo, cá vẫn có khả năng chết do nhiễm độc. Biểu hiện là cá bơi tán loạn, bơi vòng quanh bể, một thời gian sau liền chết.
Nguyên nhân là do không cho cá thời gian để thích nghi. Bởi cá đã quen với môi trường nước cũ. Khi chuyển sang môi trường mới chúng không thể thích ứng. Cá có bệnh hoặc sức khỏe yếu sẽ chết rất nhanh.
Để khắc phục sai lầm khi nuôi cá cảnh này, khi mới mua cá về nên để chúng trong túi. Thả túi ngâm trong nước 20 phút hoặc hơn, để cân bằng nhiệt độ với bên ngoài.
Chọn bể cá cảnh phù hợp và lọc nước bể cá cảnh thật sạch. Sau đó đổ một ít nước trong bể vào túi để cá làm quen dần. Đến khi cá đã làm quen với môi trường mới thì vớt riêng cá cho vào bể. Không nên đổ nước trong túi vào bể, để tránh lây lan vi khuẩn và hóa chất từ nơi khác vào bể cá.
Sai lầm khi mua cá cảnh bị bệnh
Khi mua cá cảnh cũng tương tự như việc chọn bể cá cảnh, không nên lựa chọn chỉ vì ý thích. Chọn cá cần dựa vào sức khỏe của chúng mới là quan trọng.
Bạn không nên phụ thuộc vào người bán. Nên tự tay lựa chọn để tránh mua nhầm cá bệnh. Một sai lầm khi nuôi cá cảnh hầu như ai mới chơi cũng mắc phải.
Bạn có thể gõ nhẹ vào thành bể, xem con nào có phản ứng nhanh nhạy. Những con như vậy thường có sức sống cao. Cẩn thận quan sát vây lưng, vây đuôi, vây ngực nếu là các loại cá lớn. Tuyệt đối không lựa chọn những con không có phản ứng gì. Bởi vì có thể chúng đã bị bệnh và không thể di chuyển.
Cũng không mua những con có biểu hiện rụng hoặc sứt vây, có vết thương, đốm hoặc dấu vết lạ trên người. Tránh mua cá có màu sắc nhạt hơn bình thường.
Bởi vì chúng có thể đang bị stress, sợ hãi, rất dễ chết nếu chuyển sang môi trường mới. Cũng cần xem hệ thống lọc nước bể cá còn hoạt động hay không. Vì cá bị bệnh có thể liên quan tới nguồn nước.
Sai lầm khi nuôi cá cảnh mà không hiểu về cây thủy sinh
Cây thủy sinh lọc nước bể cá cảnh cần ánh sáng để quang hợp, ít nhất 8 giờ một ngày. Nếu không có ánh nắng tự nhiên phải lắp đèn để bổ sung. Cát đá, bùn đất cũng rất quan trọng, là chỗ để cây bắt rễ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cát nền chuyên dụng tại nơi bán cá cảnh.
Rong tảo và các loại cây thủy sinh trang trí bể cá cảnh chia làm 2 loại: âm tính và dương tính. Cây cỏ dương tính phát triển rất nhanh. Cần nhiều ánh sáng và CO2. Cây cỏ âm tính phát triển chậm, cần ít ánh sáng và dưỡng khí hơn.
Hy vọng sau khi nhận biết được những sai lầm khi nuôi cá cảnh này bạn có thể khắc phục chúng một cách tốt nhất. Chúc bạn sẽ có 1 bể cá khỏe mạnh và đẹp mắt.