Bài thơ Đánh Đu của Hồ Xuân Hương: Tương Tác Hình Ảnh và Nghệ Thuật
Khám phá bài thơ Đánh Đu của Hồ Xuân Hương: Từ Văn Học đến Hình Ảnh
Nội Dung Bài Thơ Đánh Đu Của Hồ Xuân Hương
Bài thơ Đánh Đu của Hồ Xuân Hương: Khám phá Văn Học Truyền Tụng và Hình Ảnh Sắc Nét
Đánh đuTác giả: Hồ Xuân Hương
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,Trai co gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song.Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Đọc thêm thông tin về 🌿Thơ Hồ Xuân Hương 🌿Tác giả, tác phẩm
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đánh Đu
Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đánh đu thì hiện tại chưa có mốc thời gian hay hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên theo một số ghi chép thì bài thơ này được Hồ Xuân Hướng viết vào dịp năm mới, bà chọn trò chơi đánh đu – một trò chơi dân gian quen thuộc trong các lễ hội chào năm mới để lấy cảm hứng sáng tác.
Ý Nghĩa Bài Thơ Đánh Đu
Bài thơ ‘Đánh đu’ làm sống lại trong lòng ta một nét đẹp lễ hội dân gian mùa xuân. Cảnh đánh đu rất đẹp như đang diễn ra trước mắt chúng ta một sức xuân phơi phới của đất nước và con người, của lễ hội mùa xuân và nền văn hóa dân gian Việt Nam.
Chia sẻ tác phẩm 🌿 Quả Mít Hồ Xuân Hương 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Bố Cục Bài Thơ Đánh Đu
Bố cục bài thơ Đánh đu có thể chia thành 4 phần như sau:
- Phần 1: Từ đầu đến “đánh kẻ ngồi trông”
- Phần 2: Tiếp theo đến “ong ngửa ngửa lòng”
- Phần 3: Tiếp theo đến “ngọc duỗi song song”
- Phần 4: Hai câu thơ cuối.
Nghệ Thuật Bài Thơ Đánh Đu
Cùng xem qua các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh đu ngay sau đây nhé!
- Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh.
- Sử dụng các cặp từ láy đối nhau: khom khom – ngửa ngửa, phấp phới – song song
- Hình ảnh đánh đu trong bài thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật đặc tả đặc sắc của Hồ Xuân Hương.
Tìm hiểu tác phẩm 🍃Cảnh Thu Hồ Xuân Hương 🍃 Nội Dung, Phân Tích
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Đánh Đu Của Hồ Xuân Hương Ngắn Hay
Chia sẻ cho bạn đọc mẫu cảm nhận về bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương ngắn hay sau đây, cùng tham khảo ngay để hiểu hơn về tác phẩm này nhé!
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,Trai co gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song.Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Tương truyền, Đánh đu là một bài thơ điển hình cho phong cách thơ của Hồ Xuân Hương được thi nhân đời sau Xuân Diệu tôn lên thành Bà chúa thơ Nôm. Tài tình ở chỗ bài thơ tả được cả cái mùa xuân lẫn cái xuân tình. Tả trai gái đánh đu thực đến từng chi tiết. Mà vẫn câu chữ ấy lại là đặc tả trai gái mây mưa. Văn phong ấy, câu chữ ấy rõ ràng đặc sản của Xuân Hương rồi.
Đánh đu là một trò chơi dân gian đã có từ lâu đời ở nước ta. Trong các lễ hội làng quê, đặc biệt trong dịp Tết mừng xuân, trò chơi đánh đu của trai gái diễn ra tưng bừng náo nhiệt nhất. Hai câu đề thể hiện một cái nhìn thú vị trước cột đu và một tiếng khen thầm buộc ra, khi nhà thơ đi qua bãi chơi đu đầu làng, cuối xóm:
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông
Hai chữ ‘khéo khéo’ làm cho lời thơ, tình thơ trở nên đậm đà. Ai đã ‘khéo khéo trồng’ cây đu, ai đã nghĩ ra trò chơi đu mà vui thế: ‘Người thì lên đánh, kẻ’ ngồi trông’. Tâm hồn nữ sĩ hòa nhập với niềm vui của trai gái đang chơi đu, mà nghĩ về một trò chơi, một mỹ tục dân gian lâu đời rất đáng tự hào. Các động từ ‘lên đánh’ và ‘ngồi trông’ hô ứng nhau, gợi tả không khí chơi đu vừa nhịp nhàng vừa vui nhộn, tập nập.
Đánh đu có cảnh đánh đơn nam, đơn nữ, có cảnh đánh đôi nữ, đôi nam, lại có cảnh nam nữ cùng đánh đôi. Hai câu thực tả cảnh đánh đôi nam, nữ. Hình ảnh ‘trai du’ và ‘gái uốn’ gợi tả động tác rất mềm dẻo, uyển chuyển, tư thế ‘khom khom cật’ rất mạnh mẽ, hào hứng. Động tác ‘ngửa ngửa lòng’ gợi lên một dáng bay nhẹ nhàng, thích thú.
Trong cái tài đã có cái tình của trai gái lúc đánh đu. Cảnh đánh đu rất đẹp như đang diễn ra trước mắt chúng ta một sức xuân phơi phới. Gối hạc và lưng ong là hai ẩn dụ đặc tả vẻ đẹp thanh tân của trai gái làng quê trên cánh đu đang tung bay trong gió xuân:
Trai du gối hạc khom khom cật,Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Song đâu ít phản bác. Chẳng hạn, có ý cho rằng bài thơ hẳn của nam nhân. Đàn bà sao dám tả khom khom cật với lại ngửa ngửa lòng. Chả hạn thế. Tranh cãi mãi không thôi, ai cũng có cái lí của mình. Đã có nhiều bàn luận, phân tích về cái sự dí dỏm, bỡn đùa đầy chất xuân của bài thơ này.
Cánh đu mỗi lúc lại tung bay cao hơn, nhịp nhàng hơn, ‘kẻ ngồi trông’ cảm thấy không nhìn rõ khuôn mặt, dáng hình của đôi trai gái đang đánh đu nữa. Chỉ còn nhìn thấy ‘Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới’. Chỉ còn biết dõi theo và tấm tắc ‘Hai hàng chân ngọc duỗi song song’.
Cảnh chân lấm tay bùn, màu quần thâm áo nâu đời thường đã biến mất. Trong hội xuân, trên cánh đu chỉ có ‘quần hồng bay phấp phới’ và chỉ còn có ‘chân ngọc duỗi song song’. Đó là sắc xuân, nét xuân và dáng xuân của làng quê trong lễ hội. Và đó cũng là vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời của đất nước và con người, của lễ hội mùa xuân và nền văn hóa dân gian Việt Nam giàu đẹp.
Mùa xuân đẹp mãi với dáng xuân, sắc xuân tung bay:
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Xuân tàn, hội tan, biết bao tiếc nuối bàng khuâng trong lòng người. Nhìn bãi đu sau ngày hội tan mà ngẩn ngơ, luyến tiếc:
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá,Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
Hai câu kết là lời trách móc, nuối tiếc: Vui chơi đón xuân mà có biết đến tình xuân? Cuối vụ chơi xuân, các cột đu lại nhổ đi hết, chỉ còn trơ lại các lỗ cọc và rồi người ta sẽ lấp đi. Chân tình mà cũng thật chua chát về thói vô tâm đáng trách của người đời.
Hai câu kết là một sự liên tưởng độc chiêu của Xuân Hương. Chơi xuân có cảm nhận được xuân, có tình với xuân không? Thời gian đi, mối tình nào chẳng tàn, cuộc vui nào chẳng tan. Mở đầu bài thơ là cảnh khéo khéo trồng cọc, thì kết thúc bài thơ là cảnh cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không uể oải, mệt mỏi, pha một chút ngậm ngùi, nuối tiếc.
Có yêu đời, yêu cái đẹp trong cuộc đời, trong lễ hội mùa xuân, nữ sĩ mới có niềm luyến tiếc, ngẩn ngơ ấy.
Mùa xuân trôi qua.Và bao giờ mùa xuân trở lại?
Bài thơ “Đánh đu” cho thấy tính sáng tạo trong thi ca của ‘Bà chúa thơ Nôm’. Ngôn từ nhất khí, liền mạch. Giọng thơ hồn nhiên, hóm hỉnh. Một cách nhìn sắc sảo, yêu đời. Một cách cảm rất tài hoa đầy tính nhân văn. Bài thơ ‘Đánh đu’ làm sống lại trong lòng ta một nét đẹp lễ hội dân gian mùa xuân đáng yêu vô cùng. Thơ nôm Đường luật như thế là hoàn hảo, có quyền sánh vai với các kiệt tác của văn học trung đại.
Đừng bỏ lỡ bài🌿Vịnh Cái Quạt 1,2 Hồ Xuân Hương 🌿 Nội Dung, Phân Tích